Kiểm tra thép nhập khẩu, DN đang chịu thủ tục kép

Việc ban hành Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và nhập khẩu góp phần quan trọng để đánh giá chất lượng thép khi lưu thông trên thị trường.
Kiểm tra thép nhập khẩu, DN đang chịu thủ tục kép

Tuy nhiên, theo phản ánh của ông Nguyễn Hữu Thanh thì doanh nghiệp đang phải chịu thủ tục hành chính kép về vấn đề này.

Theo quy định tại Thông tư 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN, để được thông quan, thép nhập khẩu phải trải qua hai khâu kiểm tra: Thứ nhất, phải được kiểm định chất lượng tại tổ chức kiểm định được chỉ định. Thứ hai, sau khi kiểm định, doanh nghiệp phải đem giấy kiểm định qua Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng của Sở Khoa học và Công nghệ để được cấp Thông báo kết quả đạt chất lượng.

Ông Thanh cho rằng, khâu kiểm tra thứ hai là bất hợp lý. Bởi, cơ quan Tiêu chuẩn đo lường chất lượng chỉ nhìn Giấy kiểm định chất lượng để ra thông báo. Thủ tục này không nâng cao được chất lượng của mặt hàng thép nhập khẩu mà còn khiến doanh nghiệp mất thêm 3 ngày làm việc. Trong khi chỉ cần giấy kiểm định đạt chất lượng của tổ chức kiểm định được chỉ định là cơ quan hải quan có thể cho thông quan.

Theo ông Thanh được biết, Bộ Công Thương cũng đã nhận thấy bất hợp lý này nên trong Quyết định số 4846/QĐ-BCT ngày 9/12/2016 phê duyệt Phương án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ năm 2017, Bộ Công Thương đã đưa việc bãi bỏ thủ tục hành chính “Cấp Thông báo kết quả kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu” nêu trên vào nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Tuy nhiên, do đây là Thông tư liên tịch nên việc bãi bỏ thủ tục hành chính này cần có ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ, nhưng đến nay các doanh nghiệp vẫn chưa thấy Bộ Khoa học và Công nghệ có phản hồi liên quan đến bất cập của thủ tục. Vướng mắc này khiến các doanh nghiệp nhập khẩu thép “thấp thỏm”, lo lắng.

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp trên Cổng TTĐT Chính phủ, ông Thanh mong muốn Bộ Khoa học và Công nghệ sớm có ý kiến về vấn đề này, giúp doanh nghiệp bớt đi một thủ tục hành chính không cần thiết, đỡ tốn kém thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...