Ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) kiến nghị Chính phủ sớm có quyết định cụ thể về chính sách phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không - "logistics hàng không".
Bên cạnh đó, hỗ trợ thực hiện đề án phát triển đội tàu biển Việt Nam do Bộ GTVT trình nhằm phát triển đội tàu Container phục vụ cho việc chuyên chở hàng hóa, xuất nhập khẩu.
Đại diện VLA cũng đề nghị các địa phương thu xếp quỹ đất cho phát triển các Trung tâm dịch vụ logistics, xây dựng các Cảng cạn (ICD), các kho bãi làm hàng, nhất là các kho bãi cho dây chuyền cung ứng lạnh nhằm góp phần vào việc phát triển kết cấu hạ tầng logistics đáp ứng kịp thời yêu của sản xuất và xuất nhập khẩu đang gia tăng.
Bên cạnh đó, hỗ trợ thực hiện đề án phát triển đội tàu biển Việt Nam do Bộ GTVT trình nhằm phát triển đội tàu Container phục vụ cho việc chuyên chở hàng hóa, xuất nhập khẩu.
Đại diện VLA cũng đề nghị các địa phương thu xếp quỹ đất cho phát triển các Trung tâm dịch vụ logistics, xây dựng các Cảng cạn (ICD), các kho bãi làm hàng, nhất là các kho bãi cho dây chuyền cung ứng lạnh nhằm góp phần vào việc phát triển kết cấu hạ tầng logistics đáp ứng kịp thời yêu của sản xuất và xuất nhập khẩu đang gia tăng.
Theo xếp hạng của Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2022-2027 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5%. Hiện, Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được Cơ quan quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép.
Tuy nhiên, chi phí logistics của Việt Nam còn cao và tính liên kết về hạ tầng còn hạn chế. Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cũng đánh giá, ngành dịch vụ logistics Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước; năng lực cạnh tranh thấp.