Kinh Bắc (KBC) đặt mục tiêu lãi 4.500 tỷ trong năm 2022

Lợi nhuận hợp nhất sau thuế năm 2021 của Kinh Bắc dự kiến đạt 900 tỷ đồng, bằng 281,4% so với năm 2020, bằng 45% so với kế hoạch. Năm 2022, Kinh Bắc đặt mục tiêu đạt 9.800 tỷ đồng doanh thu và 4.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Kinh Bắc (KBC) đặt mục tiêu lãi 4.500 tỷ trong năm 2022

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) vừa công bố Dự thảo tờ trình Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022 lần 1. Trong đó, KBC ước tính tổng doanh thu hợp nhất năm 2021 đạt 4.190 tỷ đồng, tăng 69,8% so với năm 2020 và tương đương 69,8% so với kế hoạch.

Lợi nhuận hợp nhất sau thuế năm 2021 ước đạt 900 tỷ đồng, tăng 181,4 % so với cùng kỳ và tương đương thực hiện được 45 % so với kế hoạch. Lãi ròng cả năm đạt 730 tỷ đồng.

Lãnh đạo KBC cho biết, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2021 không đạt được kế hoạch đã đề ra. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 bùng nổ tại các địa bàn như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, TP. HCM... (nơi có các khu công nghiệp và khu đô thị nằm trong kế hoạch ghi nhận doanh thu trong năm 2021 của KBC) đều bị phong tỏa, giãn cách xã hội kéo dài.

Kinh Bắc đã có ba đợt phát hành trái phiếu trong năm 2021 với tổng giá trị hơn 3.400 tỷ đồng. Vốn thu về phục vụ đền bù hạ tầng khu công nghiệp, thanh toán chi phí xây dựng, hợp tác với các công ty con thực hiện các dự án KCN,...

Phía doanh nghiệp cho biết KCN Tràng Duệ mở rộng đã và đang được các cơ quan quản lý của TP Hải Phòng tập trung triển khai và hoàn tất các thủ tục thành lập mới, dự án đã nộp hồ sơ chờ chấp thuận của Bộ kế hoạch và Đầu tư.

Cuối tháng 12/2021, Kinh Bắc đã được UBND tỉnh Hưng yên trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án có quy mô 200 ha. 

Bên cạnh đó, Kinh Bắc đang tiến hành đền bù các cụm công nghiệp có quy mô 219,8 ha và 43,52 ha khu nhà ở xã hội ở Long An. Tại đây, Kinh Bắc cùng với các công ty con, công ty liên kết đang thành lập các dự án KCN mới.

Sang năm 2022, Kinh Bắc đặt mục tiêu đạt 9.800 tỷ đồng doanh thu và 4.500 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt gấp 2,3 lần và gấp 5 lần so với kết  quả ước đạt trong năm 2021.

Tờ trình của doanh nghiệp cho biết thêm, doanh nghiệp có các kế hoạch phát hành để tăng vốn điều lệ. Cụ thể, doanh nghiệp dự kiến phát hành tối đa 191,9 triệu cp, tương đương hơn 1.919 tỷ đồng và chào bán riêng lẻ tối đa 150 triệu cp, tương đương 1.500 tỷ đồng (tính theo mệnh giá).

Với số tiền thu được, Kinh Bắc sẽ bổ sung vốn, tái cơ cấu nợ vay, đầu tư góp vốn vào công ty con, công ty liên kết.

Hiện tại, Kinh Bắc có hơn 575,7 triệu cp đang lưu hành (chưa bao gồm 5,95 triệu cp quỹ đang được chào bán). Gần đây nhất, Kinh Bắc công bố kế hoạch bán hết 5,95 triệu cổ phiếu quỹ theo hình thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận với giá không thấp hơn 50.000 đồng/cp, nhằm bổ sung vốn kinh doanh.

Tính đến cuối quý III/2021, Kinh Bắc ghi nhận gần 14.954 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó dư nợ vay chiếm một nửa với 7.375 tỷ đồng (riêng dư nợ vay dài hạn tăng thêm hơn 1.000 tỷ so với đầu năm, chủ yếu là nợ vay trái phiếu với lãi suất dao động 9,38-11%/năm).

Từ đầu năm đến nay, Kinh Bắc liên tục huy động vốn qua trái phiếu và chào bán riêng lẻ cho các dự án, trong đó có Khu đô thị Tràng Cát.

Trong kỳ, doanh nghiệp đã vốn hóa chi phí đi vay hơn 264 tỷ đồng. Các khoản vay này nhằm đầu tư các dự án gồm: KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, khu đô thị Phúc Ninh, khu đô thị Tràng Duệ, khu đô thị Tràng Cát,...

Tổng tài sản của doanh nghiệp đã vượt mốc 30.000 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm. Phần lớn giá trị tài sản nằm ở hàng tồn kho (11.515 tỷ đồng), phải thu ngắn hạn (9.695 tỷ đồng), tiền và khoản đầu tư ngắn hạn tại Công ty TNHH MTV Khách sạn Hoa Sen (5.652 tỷ đồng).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...