Chi phí tài chính tăng vọt, Kinh Bắc lỗ ròng hơn 68 tỷ đồng trong quý III

Trong quý III/2021, hoạt động cho thuê đất và cơ sở hạ tầng của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) tăng trưởng. Do chi phí tài chính tăng vọt, doanh nghiệp này lỗ đến 68 tỷ đồng trong quý 3, tuy vậy lãi luỹ kế 9 tháng vẫn gấp 7,6 lần cùng kỳ.
Chi phí tài chính tăng vọt, Kinh Bắc lỗ ròng hơn 68 tỷ đồng trong quý III

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (Mã: KBC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2021. Trong đó, doanh thu thuần tăng trưởng gần 61% so với cùng kỳ, đạt gần 325 tỷ đồng, được đóng góp phần lớn từ cho thuê đất và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, biên lãi gộp của doanh nghiệp giảm từ 57% ở cùng kỳ về 49%. 

Bên cạnh đó, chi phí lãi vay và chi phí bán hàng (gồm tư vấn pháp lý, môi giới,...) phát sinh trong kỳ tăng mạnh, lần lượt ghi nhận 155 tỷ đồng và 13,6 tỷ đồng. 

Doanh nghiệp lỗ thuần 35,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi thuần 8,9 tỷ đồng. Kết quả trong quý III, Kinh Bắc lỗ ròng 68,4 tỷ đồng (cùng kỳ lỗ ròng 20,8 tỷ đồng).

Nhờ kết quả kinh doanh nửa đầu năm, doanh thu thuần vẫn gấp hơn 3 lần lên 3.076 tỷ đồng sau 9 tháng. Lợi nhuận sau thuế gấp 7,6 lần, đạt 733 tỷ đồng. So với kế hoạch năm, công ty hoàn thành 46,6% doanh thu và 36,6% lợi nhuận.

Mặc dù tăng trưởng lợi nhuận song dòng tiền hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm âm 83,5 tỷ đồng, do tăng gần 1.096 tỷ đồng các khoản phải thu. Nhờ hơn 5.358 tỷ đồng từ phát hành cổ phiếu và đi vay, tiền và tương đương tiền gấp 3,5 lần đầu năm lên hơn 3.696 tỷ đồng.

Tiền và các khoản tương đương tiền cuối quý 3 lên tới gần 3.700 tỷ đồng, gấp 3,7 lần đầu năm, KBC đầu tư tài chính 1.965 tỷ trong đó 1.862 tỷ là đầu tư chứng khoán. Hàng tồn kho đi ngang ở mức 11.514 tỷ.

Nợ vay ngắn hạn tại thời điểm 30/9 là 1.507 tỷ và vay dài hạn 5.868 tỷ đồng, vay dài hạn tăng 1.650 tỷ đồng.

Từ đầu năm đến nay, Kinh Bắc liên tục huy động vốn qua trái phiếu và chào bán riêng lẻ cho các dự án, trong đó có Khu đô thị Tràng Cát. 

Trong kỳ, doanh nghiệp đã vốn hóa chi phí đi vay hơn 264 tỷ đồng. Các khoản vay này nhằm đầu tư các dự án gồm: KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh, khu đô thị Phúc Ninh, khu đô thị Tràng Duệ, khu đô thị Tràng Cát,...

Tổng tài sản của doanh nghiệp đã vượt mốc 30.000 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm. Phần lớn giá trị tài sản nằm ở hàng tồn kho (11.515 tỷ đồng), phải thu ngắn hạn (9.695 tỷ đồng), tiền và khoản đầu tư ngắn hạn tại Công ty TNHH MTV Khách sạn Hoa Sen (5.652 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, Kinh Bắc còn đang triển khai một số dự án: Viễn Đông Meridian Towers, nhà xưởng KCN Quang Châu, KCN Tràng Duệ, KCN Quế Võ mở rộng,...

Theo dự báo của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), nửa cuối năm nay, Kinh Bắc sẽ ghi nhận doanh thu cho thuê 63 ha tại KCN Nam Sơn Hạp Lĩnh từ Oppo với giá thuê 70 USD/m2/chu kỳ thuê và doanh thu bàn giao hơn 7,3 ha tại Khu đô thị Phúc Ninh.

Trong năm 2022, ngoài nguồn thu từ các dự án hiện hữu, Kinh Bắc sẽ cho thuê thêm 20 ha tại KCN Tràng Duệ 3 với giá 122 USD/m2/chu kỳ thuê và bán sỉ 60 ha đất thương phẩm tại Khu đô thị Tràng Cát, dự kiến giá trị thương vụ trên 6.350 tỷ đồng và sẽ đóng góp 60% doanh thu trong năm 2022.

Theo đó, VDSC dự báo doanh thu và lãi ròng của Kinh Bắc tăng 102% và 382% trong năm 2022 với 10.617 tỷ đồng và hơn 4.915 tỷ đồng.

Song, VDSC cũng đưa ra một số rủi ro đối với Kinh Bắc như chậm trễ hoàn thiện pháp lý, cũng như mở bán tại dự án Tràng Cát và Tràng Duệ 3 có thể làm chậm tiến độ bàn giao và ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp. Ngoài ra, các khách hàng tiềm năng có thể trì hoãn việc đầu tư, biến động vốn lưu động liên quan đến mảng kinh doanh cốt lõi,…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…