Kinh doanh xăng dầu - chủ doanh nghiệp muốn được “bao lỗ”

Doanh nghiệp đề xuất chiết khấu tối thiểu 1.500 đồng mỗi lít xăng, dầu để không bị thua lỗ, phá sản.
Kinh doanh xăng dầu - chủ doanh nghiệp muốn được “bao lỗ”

Đề xuất này được doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu nêu trong cuộc họp giữa Sở Công Thương và các doanh nghiệp đầu mối, bán lẻ xăng dầu trên địa bàn TP HCM, ngày 15/9.

Theo đại diện một doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu cho biết: để xây dựng một trạm xăng dầu cần bỏ ra chi phí cả chục tỷ đồng mà lợi nhuận không bằng một quán tạp hóa, chưa kể nguy cơ hỏa hoạn cao. “Nếu chiết khấu liên tục về 0, chúng tôi có nguy cơ phá sản”, ông này nói.

"Mức chiết khấu dành cho doanh nghiệp bán lẻ tối thiểu phải đạt 1.000-1.500 đồng một lít, chúng tôi mới hòa vốn", một doanh nghiệp bán lẻ đề xuất.

Ngoài đề xuất trên, doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu kiến nghị bỏ Quỹ bình ổn để đảm bảo điều hành xăng dầu đúng theo thị trường. Việc này theo các doanh nghiệp cũng sẽ có lợi cho người tiêu dùng vì tiền trích vào Quỹ thực tế là tiền của chính người dân.

Các doanh nghiệp cũng đề nghị được phép đăng ký mua hàng của nhiều đầu mối (thay vì chỉ hai đầu mối như hiện nay) để tránh tình trạng đứt gãy nguồn cung như thời gian vừa qua.

Trước các đề xuất trên, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TP HCM cho biết sẽ tiếp nhận ý kiến và tổng hợp gửi Bộ Công Thương. Tuy nhiên, Sở cũng đề nghị các doanh nghiệp tích cực đồng hành, chấp nhận chịu thiệt trong giai đoạn thị trường nhiều bất ổn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.