Kinh tế cuối năm: Những việc không thể chần chừ

TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, cho rằng những việc không thể chần chừ trong những tháng còn lại của năm 2016 và trong năm tới là chấm dứt tăng nợ công với tốc độ như vừ
Kinh tế cuối năm: Những việc không thể chần chừ

TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, cho rằng những việc không thể chần chừ trong những tháng còn lại của năm 2016 và trong năm tới là chấm dứt tăng nợ công với tốc độ như vừa qua, dứt điểm giải quyết nợ xấu, hình thành ngay cơ quan chuyên trách quản lý, giám sát vốn và tài sản của doanh nghiệp nhà nước…

Kinh tế nước ta đã đi qua 9 tháng của năm 2016. Lúc này có thể thấy rõ những gì đã qua và trù tính sáng hơn về 3 tháng sắp tới.

Bước sang năm 2016, kinh tế thế giới và khu vực có phần hướng vào ổn định và phục hồi. Tuy nhiên, đến nay tình hình kinh tế vẫn chưa đáng lạc quan, mức tăng trưởng không được như đã dự báo đầu năm (WB, IMF và ADB đều đã hạ thấp mức tăng trưởng toàn cầu từ 0,5 đến 1%).Trong nước, với thành công của Đại hội Đảng lần thứ XII và bầu cử Quốc hội khóa mới, chủ trương chính sách và bộ máy quản trị đất nước có bước đổi mới quan trọng. Nhưng những khó khăn đã tích tụ nhiều năm, nay lại chồng thêm những khó khăn mới. Đó là sự căng thẳng ngân sách và tài chính quốc gia với nợ công sát trần, nghĩa vụ trả nợ lớn, nợ xấu còn nặng, nợ đọng xây dựng cơ bản rất lớn, vốn đầu tư phát triển hạn hẹp, chi ngân sách thường xuyên tới hạn… Dư địa cho chính sách tài khóa thật sự không còn nhiều.Cùng với đó, việc tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng thực hiện chậm, tạo áp lực lớn cho việc triển khai các chính sách để vừa giữ vững ổn định vĩ mô, vừa thúc đẩy tăng trưởng bền vững.Đặc biệt, từ đầu năm, đất nước ta đã liên tiếp hứng chịu thiên tai như giá rét ở miền Bắc, hạn hán ở miền Trung và khô mặn ở miền Nam, sự cố môi trường rất nghiêm trọng ở 4 tỉnh ven biển miền Trung… ảnh hưởng lớn đến cả kinh tế và xã hội.Mục tiêu tăng trưởng – yêu cầu, thách thức lớnMục tiêu tăng trưởng đặt ra cho năm 2016 là 6,7% - một yêu cầu và thách thức rất lớn cho Chính phủ.Trong bối cảnh đó, 9 tháng qua, tình hình kinh tế-xã hội đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định với lạm phát ở mức hợp lý. Tài chính tiền tệ không có biến động lớn. Cán cân thương mại có xuất siêu và cán cân thanh toán được kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế đạt 5,93%, quý sau cao hơn quý trước, giữ mức khá cao trong so sánh với quốc tế và khu vực.Nông nghiệp do khó khăn thiên tai và môi trường làm cho tăng trưởng thấp 0,65%, 6 tháng âm nhưng quý III đã tăng trở lại. Công nghiệp, xây dựng tăng trung bình 7,5% do ngành khai khoáng giảm cả sản lượng và giá cả nhưng công nghiệp chế biến, chế tạo và xây dựng vẫn tăng khá, cao hơn cùng kỳ.Khu vực dịch vụ tăng 6,66%, cũng cao hơn cùng kỳ, nhất là thương mại, thông tin - truyền thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm đều tăng khá. Xuất khẩu tuy không đạt nhưng đa số các mặt hàng xuất khẩu và khu vực trong nước đều tăng so với cùng kỳ. Giáo dục - đào tạo, y tế có bước chuyển biến tích cực. Dù nhiều khó khăn,  an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội vẫn được bảo đảm. Các mặt đối ngoại và hội nhập quốc tế có thêm nhiều kết quả. Quốc phòng an ninh được giữ vững trong tình hình có diễn biến phức tạp ở khu vực và trên Biển Đông.Được như vậy là do sự nỗ lực vượt bậc của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp. Hơn 100.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng gần 20%, vốn đăng ký tăng gần 50%, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng gần 60%, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động và giải thể giảm 18%, cho thấy bước đầu cộng đồng doanh nghiệp đã tìm được hướng đi và cơ hội phát triển mới. Đó cũng là do sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ có những đổi mới về thể chế chính sách và quyết liệt trong tổ chức thực hiện, thị trường và xã hội ngày càng trông đợi và kỳ vọng.Bên cạnh những điểm sáng, rõ ràng còn đậm nét những hạn chế và không ít yếu tố chưa thuận cho tăng trưởng - phát triển. Đó là nguồn lực, nhất là nguồn vốn hạn hẹp so với nhu cầu, tuy khả năng khai thác phát huy còn nhiều nhưng thể chế chính sách và nhất là tổ chức thực hiện chưa tháo cởi tới mức cần thiết. Hiệu quả sử dụng vốn vẫn chưa cải thiện. Nguồn vốn con người – nhân lực gắn với đổi mới sáng tạo còn xa mới là một nguồn lực chủ yếu để tạo đột phá về năng suất và chất lượng. Tái cơ cấu kinh tế để đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm chạp so với yêu cầu bức bách. Tư duy và quyết tâm trong hành động ở nhiều nơi vẫn chưa được lay chuyển thật sự. Công cuộc chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn rất nhiều gian nan.Bức tranh kinh tế 9 tháng qua và hiện nay cho thấy tăng trưởng không thể đạt mục tiêu 6,7%. Cần quán triệt quan điểm không cố đạt tăng trưởng với bất cứ giá nào mà phải bảo đảm được chất lượng, hiệu quả cần thiết, không gây thêm khó khăn cho tăng trưởng ở bước sau. Lạm phát nhiều khả năng sẽ dưới 5%. Thu chi ngân sách cũng gặp nhiều khó khăn vì đã qua 3/4 chặng đường nhưng mức thực hiện chỉ được khoảng 2/3, bội chi có thể lớn hơn năm 2015. Thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao khiến dư địa tài khoá càng thu hẹp.Thời gian tới, kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi nhưng chậm và vẫn diễn biến phức tạp. Nền kinh tế nước ta tuy đã có chuyển động tích cực nhưng vẫn chưa ra khỏi vùng thấp trũng một khi tái cơ cấu chưa cơ bản. Các chính sách và quy định mới cùng những nỗ lực trong điều hành của bộ máy Nhà nước vẫn chậm đi vào cuộc sống.Thông điệp từ cuộc sốngGiải pháp cho những tháng còn lại, không thể nào khác là tiếp tục phấn đấu theo những hướng đã xác định, tạo bước đột phá về tổ chức thực hiện bằng việc đổi mới mạnh mẽ công tác chỉ đạo điều hành ở tất cả các cấp, các ngành.[caption id="attachment_11310" align="alignnone" mwidth="720"]

Kinh tế cuối năm: Những việc không thể chần chừ ảnh 1

Theo TS Lưu Bích Hồ, cần chấm dứt tăng nợ công với tốc độ như vừa qua[/caption]Sự chỉ đạo điều hành kinh tế cả những tháng trước mắt và năm tới cần tập trung cho mấy trọng điểm sau:Một là chính sách tài khóa. Chúng ta đang ở điểm nút thắt nghẽn quá chặt, không thể để thắt nghẽn chặt thêm tạo rủi ro bất ổn khó lường và kìm hãm tăng trưởng.Cần chấm dứt tăng nợ công với tốc độ như vừa qua. Mức chi ngân sách để trả nợ khoảng 25-30% thì không thể bảo đảm cả ổn định, tăng trưởng như mong muốn, không thể căn cơ và chủ động thực thi chính sách tái cơ cấu và phát triển bền vững.Thay vì Nhà nước phải lo vay nợ, hãy chuyển vai trò và trách nhiệm cho xã hội, cho hợp tác công - tư, cho khu vực tư nhân ở mức cao nhất có thể. Đây cũng là thực chất và mục tiêu của Nhà nước kiến tạo.Ta đã có câu “một người lo bằng một kho người làm”. Nhà nước lo tạo môi trường và điều kiện để doanh nghiệp và người dân làm mới đúng ý nghĩa kiến tạo.Cùng với nợ công, phải dứt điểm giải quyết nợ xấu để thật sự trở về trạng thái bình thường trong hoạt động của hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp. Cần làm rõ hơn thực trạng nợ xấu và có những giải pháp quyết liệt, kể cả có hao hụt nhất định về vốn và tài sản của Nhà nước và doanh nghiệp. Gia tăng tốc độ chấn chỉnh, xếp lại các ngân hàng và tổ chức tín dụng yếu kém.Việc tiết giảm chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cần được Quốc hội quyết định cứng và giám sát ở mức cao nhất; chấm dứt tình trạng chi vượt và chi ngoài mức phê duyệt, truy cứu trách nhiệm và xử lý đến cùng chuyện này.Hai là, có bước bứt phá quyết định trong việc thực hiện cổ phần hóa và cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Kế hoạch đã đặt ra cần làm đúng, làm tốt, làm nhanh hơn nếu có thể.Một việc không thể chần chừ thêm là hình thành ngay cơ quan/tổ chức chuyên trách quản lý, giám sát vốn và tài sản của doanh nghiệp Nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Chậm ngày nào, khó và thiệt hại thêm ngày đó. Vướng mắc hiện nay không chỉ ở tư duy, nhận thức mà còn liên quan tới những lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm.Ba là, tái cơ cấu đi nhanh vào tâm điểm là nâng cao năng suất, chất luợng, sức cạnh tranh trên cơ sở khoa học công nghệ – đổi mới sáng tạo để thật sự chuyển sang mô hình tăng trưởng mới chủ yếu phát triển theo chiều sâu, đặc biệt coi trọng nông nghiệp.Phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy khoa học công nghệ đi vào sản xuất kinh doanh, kết nối thành chuỗi giá trị trong nước và tham gia vào chuỗi giá trị của khu vực và toàn cầu.Thông điệp từ cuộc sống là hành động, hành động với quyết tâm và trách nhiệm cao nhất, phối hợp đồng bộ vì sự kiến tạo, ổn định và phát triển.Để được đúng như vậy, cũng cần bớt và tránh những hành động và hoạt động không thiết thực, đi lại hội họp không thật cần thiết, nghi thức, lễ hội hoành tráng tốn kém, nói nhiều làm ít, tất cả đều nghĩ và tính tới hiệu suất, hiệu quả. Đó là việc trong tầm tay.

TS. Lưu Bích Hồ

Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…