Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV: Một kỳ họp mang tính lịch sử

Trong buổi họp báo về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh, so với các kỳ họp trước, kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIV có nhiều đổi mới, được kỳ vọng là mộ
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV: Một kỳ họp mang tính lịch sử

Khai mạc tại Hội trường Diên Hồng, Hà Nội, vào sáng 22/10, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV sẽ dành một phút mặc niệm nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười (đại biểu Quốc hội khóa II, IV, V, VI, VII, VIII và IX); Chủ tịch nước Trần Đại Quang (Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM); ông Lê Minh Thông (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa).

Sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 và kế hoạch năm 2019 (bao gồm cả việc đánh giá giữa kỳ 5 năm 2016-2020). Sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh sẽ trình bày báo cáo thẩm tra trước Quốc hội.

Trong phiên họp sáng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn sẽ trình bày bản tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 6.

Trong phiên chiều, Quốc hội họp về dự toán ngân sách nhà nước, các kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính và đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Vào cuối giờ làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Ủy ban Thường vụ trình bày dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.

Điểm đáng chú ý của kỳ họp chính là Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước ngay những ngày đầu diễn ra kỳ họp. Ngày 3/10, Hội nghị Trung ương 8, khóa XII đã thống nhất 100% giới thiệu ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6.

Điểm mới thứ hai tại kỳ họp này đó là, lần đầu tiên Quốc hội yêu cầu Chính phủ báo cáo kết quả 3 năm triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, về tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn, thay vì 5 năm như trước đây. Đây là yêu cầu nhằm xem xét, tìm ra vướng mắc để giải quyết, góp phần hoàn thành mục tiêu Nghị quyết đề ra trong giai đoạn 2016-2020.

Điểm đổi mới thứ ba chính là phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6 sẽ vẫn tiếp tục thực hiện theo phương thức “hỏi nhanh, đáp gọn” như đã bắt đầu áp dụng tại kỳ họp trước.

Song tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ đề nghị các ĐBQH không thảo luận về nội dung các báo cáo của Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân tối cao trình ra mà sẽ dành trọn vẹn thời gian 3 ngày để “hỏi và đáp” luôn.

Điểm đổi mới thứ tư là, tại kỳ họp thứ 6 này, dự kiến sẽ có 15 phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước trực tiếp theo dõi (chiếm khoảng 31,25% thời lượng của kỳ họp). Đây là kỳ họp có tỷ lệ số phiên họp được tường thuật trực tiếp nhiều nhất.

Trong cuộc họp báo trước đó, Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND; Nghị quyết số 85/2014/QH13 (năm 2014), tại kỳ họp này Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 48/50 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Hoạt động này sẽ được thực hiện trước phiên họp chất vấn để bảo đảm sự bình đẳng giữa những người được lấy phiếu tín nhiệm vì Quốc hội chỉ xem xét chất vấn một số Bộ trưởng có nội dung trong Nghị quyết chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến kỳ họp thứ 4.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...