Lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng ngân hàng nào cao nhất tháng 10/2023?

Bước sang tháng mới, biểu lãi suất huy động vốn tại 28 ngân hàng thương mại trong nước áp dụng cho kỳ hạn 3 tháng được ghi nhận trong khoảng 3,3 - 4,75%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng ngân hàng nào cao nhất tháng 10/2023?
Lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng ngân hàng nào cao nhất tháng 10/2023?

Khảo sát đầu tháng 10/2023, phạm vi lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng được ghi nhận tại 28 ngân hàng thương mại trong nước dao động trong khoảng 3,3 - 4,75%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ.

Theo đó, 4,75%/năm đang là mức lãi suất huy động cao nhất tại kỳ hạn 3 tháng, được ghi nhận tại các ngân hàng: NCB, BAOVIETBank, BAC A BANK, SCB, KienlongBank.

Theo sau là mức lãi suất 4,7%/năm đang được ngân hàng BVBank áp dụng cho kỳ hạn 3 tháng với hình thức gửi tiết kiệm trực tuyến. Đối với các khoản tiết kiệm truyền thống, khách hàng chỉ nhận được mức lãi suất là 4,3%/năm ở kỳ hạn này.

Thấp hơn một chút là mức lãi suất tiết kiệm 4,65%/năm, áp dụng thời hạn 3 tháng tại ngân hàng Nam A Bank. So với tháng trước, mức lãi suất này được duy trì ổn định.

Cùng kỳ hạn gửi tiền, ngân hàng Ocean Bank đang huy động lãi suất về mức 4,6%/năm, giảm 0,15 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Trong tháng này, hai ngân hàng DongA Bank và VietABank tiếp tục niêm yết chung mức lãi suất 4,5%/năm cho các khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng.

Đối với mức lãi suất từ 4%/năm trở lên còn có các ngân hàng triển khai như: TPBank (4%/năm); Sacombank (4%/năm); GP Bank (4,25%/năm); OCB (4,25%/năm); PVcomBank (4,25%/năm); VIB (4,25%/năm); SHB (4,3%/năm); HDBank (4,45%/năm)…

Trong khi đó, lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng tại ngân hàng VPBank được chia ra thành 5 hạn mức tiền gửi. Với tiền gửi dưới 1 tỷ đồng lãi suất được niêm yết ở mức 3,95%/năm; từ 1 tỷ đồng đến dưới 3 tỷ đồng là 4,05%/năm; từ 3 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng là 4,15%/năm, từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng là 4,25%/năm và từ 50 tỷ đồng trở lên là 4,35%/năm.

Ngân hàng VPBank cũng triển khai biểu lãi suất tiết kiệm trực tuyến. Theo đó, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với mức lãi suất tương ứng trên biểu lãi suất huy động tại quầy.

Cũng tại kỳ hạn này, nhiều ngân hàng thương mại lại điều chỉnh giảm sâu lãi suất huy động về mức dưới 4%/năm trong tháng 10 này, bao gồm: Saigonbank (3,9%/năm); ABBank (3,9%/năm); MSB (3,3%/năm); MB Bank (3,8%/năm); ACB (3,5%/năm)…

Ở biểu lãi suất tiết kiệm thường của ngân hàng Techcombank với thời hạn 3 tháng, khách hàng cá nhân và hội viên Inspire sẽ nhận được lãi suất là 3,5%/năm, khách hàng VIP 2/ VIP 3 và khách hàng VIP1/Private nhận được mức lãi suất lần lượt là 3,6%/năm và 3,65%/năm. So với tháng trước, mức lãi suất này đã được điều chỉnh giảm thêm 0,2 điểm phần trăm.

Trong bảng so sánh lãi suất huy động cho kỳ hạn 3 tháng, 4 ngân hàng lớn có vốn nhà nước gồm Agribank, Vietinbank, BIDV và Vietcombank đã điều chỉnh lãi suất về mức 3,3%/năm trong tháng này.

So với cùng kỳ, mức lãi suất này thấp hơn 0,3 điểm phần trăm. Đây cũng là mức lãi suất tiền gửi thấp nhất cho kỳ hạn 3 tháng trong 28 ngân hàng được khảo sát.

Ảnh chụp Màn hình 2023-10-14 lúc 17.13.42.png

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của tổ chức tín dụng trong quý 4/2023 do Ngân hàng Nhà nước thực hiện, các tổ chức tín dụng kỳ vọng bình quân mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm 0,26 - 0,35 điểm phần trăm trong quý cuối cùng của năm.

Trong lần khảo sát trước, các tổ chức tín dụng từng dự báo lãi suất trong quý 3 sẽ giảm từ 0,31 - 0,41 điểm phần trăm. Như vậy, tốc độ giảm của lãi suất được kỳ vọng sẽ chậm lại vào những tháng cuối năm.

Về vấn đề tăng trưởng tín dụng, các tổ chức tín dụng nhận định rằng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng sẽ tăng 4,6% trong quý 4 và tăng 12,3% trong cả năm 2023. Mức kỳ vọng này thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với kết quả trong kỳ điều tra quý 3.

Đồng thời kỳ vọng về tăng trưởng tín dụng cũng đang thấp hơn so với mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra từ đầu năm là khoảng 14-15%, trong khi phù hợp với ước tính của đa số các chuyên gia và công ty chứng khoán. Kết quả trên cho thấy việc đẩy vốn ra nền kinh tế của ngành ngân hàng vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Ảnh chụp Màn hình 2023-10-14 lúc 17.09.15.png
Nguồn: WiChart

Báo cáo còn cho biết thêm rằng tỷ lệ các tổ chức tín dụng nhận định nhu cầu vay vốn của khách hàng “cải thiện” trong quý 3 đã thấp hơn so với quý 2, cũng như thấp hơn với kỳ vọng của kỳ điều tra trước.

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng có thể cải thiện tốt hơn trong quý 4 do kỳ vọng kinh tế tích cực hơn, ngành sản xuất, xuất khẩu phục hồi. Trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng “cải thiện” nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cho biết nhu cầu gửi tiền, sử dụng dịch vụ thanh toán và thẻ tiếp tục “cải thiện” trong quý 3. Dự báo huy động vốn toàn hệ thống sẽ tăng bình quân 3,2% trong quý 4 và 8,7% trong cả năm, giảm tương đối cao so với mức kỳ vọng 10,6% vào kỳ điều tra trước.

Có thể bạn quan tâm