Lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng ngân hàng nào cao nhất tháng 6/2023?

So sánh lãi suất huy động tại kỳ hạn 6 tháng có thể thấy hầu hết các ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất đồng loạt ở kỳ hạn này. Hiện tại, mức lãi suất cao nhất hệ thống đối với kỳ hạn nửa năm là 8,3%/năm...
Lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng

Khảo sát số liệu lãi suất huy động trên website của 30 ngân hàng trong nước đầu tháng 6, có thể nhận thấy chỉ trong mấy ngày đầu tháng, nhiều ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh lãi suất ở kỳ hạn 6 tháng theo hướng giảm.

Phạm vi lãi suất dao động trong kỳ hạn này là 5,5%/năm – 8,3%/năm. Hiện tại, chỉ còn hai ngân hàng niêm yết lãi suất tiết kiệm trên mức 8%/năm. Đó là ngân hàng ABBank và GPBank.

Cụ thể, ngân hàng GPBank đang triển khai lãi suất 8,3%/năm cho khách hàng cá nhân khi gửi tiết kiệm qua kênh online. Cùng thời hạn gửi tiền trên, ngân hàng này ấn định lãi suất ở mức 7,8%/năm đối với hình thức gửi tại quầy.

Tại ngân hàng ABBank, khách hàng có nhu cầu gửi tiết kiệm qua kênh Online – Esaving và ứng dụng AB Ditizen – Msaving sẽ được hưởng lãi suất lên đến 8,2%/năm. Tuy nhiên, nếu khách hàng gửi tiền tại biểu lãi truyền thống với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất huy động chỉ còn 7,8%/năm, so với tháng trước giảm 0,1 điểm phần trăm.

Trong tháng 6, rất nhiều ngân hàng giảm lãi suất huy động về mức 7,5%/năm – 7,9%/năm, điển hình như: VietABank (7,8%/năm), Nam A Bank (7,9%/năm), SCB (7,8%/năm), VietBank (7,8%/năm), BacA Bank (7,7%/năm), BaoViet Bank(7,7%/năm), Oceanbank (7,6%/năm) …

Ngân hàng HDBank vừa có thông báo mới về biểu lãi suất tiết kiệm. Theo đó, kể từ ngày 12/6, lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng sẽ giảm 0,2 điểm phần trăm xuống còn 7,7%/năm. Cùng thời điểm, ngân hàng Sacombank cũng giảm 0,2 điểm phần trăm lãi suất, niêm yết ở mức 6,6%/năm.

Tại ngân hàng BVBank, lãi suất huy động giảm mạnh từ 7,4%/năm xuống 7,1%/năm với các khoản tiền gửi kỳ hạn 6 tháng. Hay, ngân hàng OCB giảm từ 8% xuống 7,8%/năm.

Trong tháng 6/2023, ngân hàng VPBank đã có điều chỉnh giảm 0,2 điểm phần trăm đối với biểu lãi suất huy động vốn dành cho khách hàng cá nhân so với ghi nhận vào đầu tháng trước. Cụ thể, ngân hàng VPBank áp dụng lãi suất cùng mức 7,5%/năm cho khoản tiền gửi dưới 10 tỷ đồng tại kỳ hạn 6 tháng. Tuy nhiên với cùng nhóm kỳ hạn này thì khi gửi từ 10 tỷ trở lên khách hàng sẽ được nhận lãi suất là 7,6%/năm.

So với hình thức gửi tại quầy, ngân hàng VPBank triển khai lãi suất tiền gửi online cao hơn 0,2 điểm phần trăm tương ứng với hai khung tiền gửi dưới 10 tỷ đồng và từ 10 tỷ đồng trở lên.

Tương tự, đối với mức lãi suất huy động 7%/năm – 7,5%/năm cũng có rất nhiều ngân hàng đang triển khai như: PVCombank và Eximbank chung mức 7,5%/năm; VIB, TPBank và ACB cùng niêm yết 7,4%/năm; PGBank, MSB và SeAbank chung lãi suất 7,3%/năm; LPBank, SHB và Saigionbank cùng ấn định lãi suất 7,2%/năm…

Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo một số ngân hàng có lãi suất huy động dưới mức 7%/năm ở kỳ hạn 6 tháng là: Sacombank (6,8%/năm), Kienlongbank (6,7%/năm), MB Bank (6,6%/năm)…

Ở biểu lãi suất tiết kiệm thường của ngân hàng Techcombank với thời hạn 6 tháng, khách hàng cá nhân và hội viên Inspire sẽ nhận được lãi suất là 6,8%/năm, khách hàng VIP 2/ VIP 3 và khách hàng VIP1/Private nhận được mức lãi suất lần lượt là 6,85%/năm và 6,9%/năm.

Trong tháng này, nhóm ngân hàng quốc doanh là Vietcombank, VietinBank, Agribank, BIDV tiếp tục ghi nhận có lãi suất huy động vốn thấp nhất thị trường. Theo ghi nhận, các ngân hàng này đều niêm yết lãi suất chung mức 5,5%/năm cho kỳ hạn 6 tháng, giảm 0,3 điểm phần trăm so với ghi nhận trước.

Lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng

Đa số các ngân hàng niêm yết lãi suất cao nhất cho hình thức tiết kiệm online, cao hơn so với gửi tại quầy từ 0,2-1%/năm. Tuy nhiên, việc huy động tiền gửi với “lãi suất ngầm” vẫn đang diễn ra. Cụ thể, khách hàng có thể thoả thuận với ngân hàng để có lãi suất huy động cao hơn so với bảng lãi suất niêm yết công khai, thông thường áp dụng cho khách hàng ưu tiên và tuỳ thuộc vào nhu cầu huy động vốn của từng chi nhánh cụ thể.

Dựa trên tình hình lạm phát trong nước hạ nhiệt và tỷ giá ổn định, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh giảm một số lãi suất điều hành kể từ ngày 25/5/2023 như lãi suất tái cấp vốn giảm 0,5%, trần lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng tới dưới 6 tháng giảm 0,5%...

Kể từ đầu năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đã có 3 đợt giảm lãi suất điều hành, theo đó: Lãi suất tái chiết khấu giảm 1% xuống 3,5%/năm, lãi suất tái cấp vốn giảm 1% xuống 5%/năm, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của các tổ chức tín dụng đối với một số hoạt động kinh tế giảm 1% xuống 5%/năm.

Ngân hàng Nhà nước cũng giảm trần lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 1 tháng và từ 1 tháng tới dưới 6 tháng lần lượt 0,5% và 1% xuống mức 0,5%/năm và 5%/năm.

Theo đó, lãi suất giảm dựa trên các lý do sau: Nhu cầu tín dụng yếu do tăng trưởng kinh tế chậm chạp và thị trường bất động sản ảm đạm, Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công, từ đó bơm thêm tiền vào nền kinh tế và Ngân hàng Nhà nước vẫn còn dư địa để giảm lãi suất điều hành.

Xem thêm

Lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng ngân hàng nào cao nhất tháng 6/2023?

Lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng ngân hàng nào cao nhất tháng 6/2023?

Khảo sát biểu lãi suất niêm yết trên website của 30 ngân hàng cho thấy, lãi suất huy động kỳ hạn 3 tháng hiện đang được triển khai tại các ngân hàng trong khoảng 4,5 - 5%/năm. Trong tháng này, đã có nhiều ngân hàng thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất so với cùng kỳ tháng trước...

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...