Lãi suất tiền gửi có thể tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2020

Theo KBSV, lãi suất huy động vẫn có thể tăng nhẹ trong 6 tháng còn lại của năm 2020 khi tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng sẽ hồi phục, các hoạt động kinh doanh dần trở lại bình thường cũng như mặt bằng lãi suất cho vay đang ở mức thấp.
Lãi suất tiền gửi có thể tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2020

CTCK KB Việt Nam (KBSV) vừa có báo cáo về thị trường vĩ mô 6 tháng cuối năm với nhận định nhu cầu tín dụng của nền kinh tế sẽ khó có thể phục hồi về trạng thái bình thường như trước dịch.

Trong khi đó, khẩu vị rủi ro ở nhóm ngân hàng lớn có phần thận trọng hơn, thể hiện qua các kế hoạch kinh doanh được công bố trong mùa họp đại hội cổ đông gần đây. Qua đó, KBSC hạ dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm nay xuống quanh 10% so với dự báo 13% đưa ra trước đó. 

Mặt khác, lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ trong trường hợp tín dụng hồi phục. CTCK này đánh giá thấp khả năng NHNN sẽ hạ lãi suất điều hành thêm một lần nữa trong nửa cuối năm 2020 khi áp lực lạm phát đang có dấu hiệu tăng và hoạt động kinh tế trong nước đã dần hồi phục lại. 

Xu hướng mặt bằng lãi suất huy động trong thời gian tới sẽ phụ thuộc 2 yếu tố chính là tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 6 tháng cuối năm và lộ trình siết tỷ lệ huy động ngắn cho vay trung và dài hạn có hiệu lực vào tháng 10. 

Trong kịch bản cơ sở, KBSV cho rằng lãi suất huy động sẽ tăng nhẹ trong nửa cuối 2020 khi tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng sẽ hồi phục và lộ trình siết tỷ lệ huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có hiệu lực vào tháng 10/2020 có thể đẩy mức độ cạnh tranh về tiền gửi và làm đảo chiều xu hướng lãi suất tiền gửi giảm.

Trước đó, vào những ngày đầu tháng 7 một số ngân hàng quốc doanh quyết định giảm lãi suất huy động kéo theo với mức điều chỉnh đồng thời ở nhóm ngân hàng thương mại với mức giảm phổ biến 20 – 30 điểm %, một số ngân hàng cắt giảm giảm trên dưới 50 điểm % mặc dù không có chỉ thị mới của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về lãi suất điều hành.

Việc cả hệ thống điều chỉnh giảm lãi suất huy động một cách khá bất ngờ khi không có hiệu lệnh chung của NHNN được lý giải là do thanh khoản tiếp tục duy trì trạng thái dư thừa mạnh.

Cụ thể, vốn đầu ra bị tắc nghẽn do tín dụng trong 6 tháng đầu năm tăng trưởng thấp dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19 (tính đến ngày 19/6 tín dụng chỉ tăng 2,45%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ là 6,22%) trong khi kể từ tháng 4 đến nay có một lượng lớn tín phiếu NHNN đáo hạn, đồng nghĩa với việc NHNN đã bơm ra hệ thống khoảng gần 150 nghìn tỷ đổng.

Do vậy, lãi suất liên ngân hàng trong tháng 6 đã giảm tiệm cận về 0% trong khi dòng tiền chuyển hướng sang đầu tư TPCP giúp lượng phát hành TPCP của KBNN trong tháng 6 lớn nhất trong 1 năm gần đây.

Nhu cầu TPCP tăng mạnh cũng được thể hiện qua việc khối lượng đặt thầu trong tháng 6 luôn duy trì ở mức gấp 3 lần so với khối lượng gọi thầu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...