Làm đường sắt đô thị, xây sân bay: Tư nhân khai mở điểm nghẽn

Cùng với sân bay, đường cao tốc… tư nhân đã bước vào đầu tư các tuyến đường sắt lớn. Trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp, nợ công tăng cao, việc tư nhân đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng được kỳ vọng kha
Làm đường sắt đô thị, xây sân bay: Tư nhân khai mở điểm nghẽn

Bước đi gấp rút

Ngày 27/3, trong chuyến tháp tùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Pháp, Chủ tich Tập đoàn T&T Đỗ Quang Hiển đã ký kết Biên bản ghi nhớ với Tập đoàn Bouygues của Pháp về hợp tác đầu tư dự án đường sắt đô thị số 3 tại Hà Nội.

Dự án đường sắt đô thị số 3 nối trung tâm TP. Hà Nội tới thị xã Sơn Tây theo hướng Nhổn - Trôi - Phùng - vành đai 4 tới Thị xã Sơn Tây với tổng chiều dài 31.1 km, trị giá khoảng 1,4 tỷ Euro. Việc ký kết là bước đi gấp rút ngay sau khi Hà Nội giao T&T lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình các cơ quan có thẩm quyền vào tháng 2/2018.

Theo ông Đỗ Quang Hiển, bước vào dự án này, chúng tôi đã chuẩn bị từ cả năm trước và được chọn lựa qua nhiều kỳ sàng lọc của Hà Nội. T&T đã tiến hành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi toàn để trình các cơ quan chức năng Hà Nội. Sau khi hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Hà Nội sẽ trình Chính Phủ và trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 6 tới.

Việc lựa chọn Bouygues được cho là một bước tính toán kỹ càng nhằm đảm bảo cho thành công của dự án. Trong lĩnh vực đường sắt đô thị, Việt Nam không có có kinh nghiệm. Chính vì thế, chúng ta phải tìm đến các đối tác nước ngoài hàng đầu thế giới. Trước hết, họ có năng lực tài chính, có khả năng gọi nguồn vốn đầu tư. Thứ hai, có công nghệ, kinh nghiệm quản trị, điều hành, xây dựng, vận hành... Hơn thế, việc hợp tác với các 'ông lớn' thế giới sẽ giúp DN Việt Nam học hỏi được rất nhiều thứ công nghệ, kinh nghiệm quản lý vận hành…qua đó lớn lên để tự thực hiện được các dự án lớn phục vụ đất nước, để đời cho mai sau.

"Cùng với sân bay, đường cao tốc… tư nhân đã bước vào đầu tư các tuyến đường sắt lớn.

Câu chuyện tư nhân đầu tư hạ tầng đang được quan tâm hiện nay là Sungruop làm sân bay Vân Đồn. Đầu năm 2015, sân bay Vân Đồn được khởi công với số vốn 7.500 tỷ đồng. Và hiện nay đã đang gấp rút hoàn thành những hạng mục cuối cùng để đi vào hoạt động đầu 2019. Chỉ mất hơn 3 năm xây dựng.

Từ câu chuyện này, TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra làm ví dụ so sánh về câu chuyện giữa tư nhân và Nhà nước khi cùng đầu tư xây dựng hạ tầng. “Chúng ta bàn việc cấp bách “gấp vạn lần” Vân Đồn là cải tạo sân bay Tân Sơn Nhất và xây dựng sân bay Long Thành, nhưng riêng thời gian bàn bạc đã gấp mấy lần thời gian xây dựng sân bay Vân Đồn. Đó chính là “nút thắt”, là bài học về tư nhân hóa”.

Ông Trần Đình Thiên khẳng định cần tư duy lại về sự phát triển của DN Việt. Theo đó, xác định rõ trụ cột của nền kinh tế. Bởi những nước đi sau muốn đi lên nhanh đều cần tạo ra những trụ cột tư nhân như vậy.

Cùng với T&T, Vingruop cũng đang được giao triển khai ngiên cứu các tuyến đường sắt độ thị của Hà Nội. Sự xuất hiện của các tập đoàn tư nhân với phương thức đầu tư mới trong tương quan với sự chậm trễ của tuyến Cát Linh - Hà Đông đang mang lại hy vọng mới cải thiện giao thông đô thị Hà Nội.

Cùng với đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa cho tư nhân tham gia vào nhiều lĩnh vực trước đây nhà nước nắm giữ, Chính phủ cũng đã giao các dự án hạ tầng lớn cho các tập đoàn tư nhân có đủ năng lực của Việt Nam đứng ra làm việc với các "ông lớn" nước ngoài. Ở đó, nhà nước chỉ giao 'đầu bài', tạo cơ chế chính sách và kiểm soát chất lượng. Câu chuyện còn lại là cuộc chơi giữa hai DN. Vì thế, câu chuyện ở đây là hiệu quả, uy tín của chính mỗi DN. Nói như ông Hiển nguyên tắc sòng phẳng, "WIN - WIN" sẽ đảm bảo công trình có chất lượng và đồng vốn có hiệu quả nhất.

Cơ chế tạo nguồn lực đột phá

Từ trước đến nay, hạ tầng giao thông: từ sân bay, cảng biển cho đến đường bộ cao tốc luôn được xem là quá sức với tư nhân trong nước, phải dự vào ngân sách, ODA. Tuy nhiên, khi một cơ chế mới mở ra, các tập đoàn tự nhân lại hứng khởi và tự tin tham gia. Những điểm yếu về vốn, công nghệ... khiến cho nhiều dự án hạ tầng trước đây bị 'lầy' nay đã có hướng mở.

Nếu như sân bay Vân Đồn, chủ đầu tư chủ động huy động vốn trong nước và quốc tế, thuê tổng thầu xây dựng - giám sát nước ngoài thực hiện xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế thì với đường sắt đô thị Hà Nội một cơ chế hỗn hợp về vốn sẽ giải quyết được câu hỏi tiền đâu cho con số khổng lồ 1,4 tỷ USD.

Dự án được đầu tư theo hình thức đầu tư đối tác công - tư (PPP) và hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT). Hà Nội sẽ đầu tư thiết bị như mua tàu, toa xe… và quản lý vận hành, khai thác kinh doanh. T&T sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng như nhà ga, đường ray… chi phí đầu tư của DN sẽ được trả bằng đất. Không sử dụng ODA hay ngân sách trực tiếp.

Theo ông Hiển, hợp đồng ký với Bouygues không chỉ dừng lại việc chọn 1 nhà thầu xây dựng, một hãng cung cấp công nghệ, cao hơn là thỏa thuận cùng thu xếp vốn đầu tư. Như vậy, đi theo sau tập đoàn công nghệ sẽ là các định chế tài chính quốc tế. Vào dự án, tập đoàn nước ngoài không chỉ bán công nghệ, làm thuê lấy tiền mà chính họ sẽ bỏ đồng tiền đầu tư dài hạn.

Theo chuyên gia trong lĩnh vực logistics, GS.TS Đặng Đình Đào, Đại học Kinh tế quốc dân hệ thống giao thông đô thị đã quá tải và nếu trông chờ vào ngân sách sẽ không thể đủ nguồn lực tạo ra đột phá. Việc Hà Nội kêu gọi và ủng hộ tư nhân đầu tư đường sắt đô thị là rất cần thiết. Với khả năng của khu vực tư nhân, thì họ hoàn toàn có thể huy động được nguồn vốn để đầu tư các tuyến đường sắt đô thị này, bảo đảm được tiến độ và chất lượng.

Ông Hiển cũng cho rằng, đồng vốn DN trong nước hay vốn tập đoàn nước ngoài đều được đầu tư và kiểm soát minh bạch, hiệu quả cao nhất của DN. Chúng tôi tin rằng, dự án khi đã giao cho DN, họ sẽ phải tính hiệu quả từng đồng một. Hơn nữa, với những công trình lớn còn là trách nhiệm và danh dự của DN. Thành công của những dự án này là tiền đề để nguồn lực tư nhân đóng góp nhiều hơn để khai mở cho những điểm nghẽn phát triển đất nước.

"Tư nhân bỏ tiền túi ra đầu tư thì chắc chắn họ có trách nhiệm với đồng tiền đó, công trình đó, để đảm bảo chất lượng cao nhất", ông Đào chia sẻ.

Theo Trọng Lương/ Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…