Làm gì có thuế suất ưu đãi 10% trong suốt 69 năm!

Những cam kết của UBND tỉnh Ninh Thuân về việc sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho dự án Thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen hưởng một loạt ưu đãi về thuế, chiếu theo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện
Làm gì có thuế suất ưu đãi 10% trong suốt 69 năm!

Những cam kết của UBND tỉnh Ninh Thuân về việc sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho dự án Thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen hưởng một loạt ưu đãi về thuế, chiếu theo Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành, là... đã đi rất xa!

Báo danviet.vn thông tin, theo Bản thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa UBND tỉnh Ninh Thuận và Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen ký vào ngày 24-10-2015 thì tập đoàn này được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi để triển khai siêu dự án Khu liên hiệp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná – Ninh Thuận với số vốn 10,6 tỉ đô la Mỹ.Trong đó, liên quan đến thuế thì UBND tỉnh Ninh Thuận cam kết cùng với chủ đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong suốt 69 năm triển khai dự án; miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế phải nộp, (5%) cho 9 năm tiếp theo.Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất kinh doanh, sau khi quyết toán thuế với cơ quan thuế, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì được chuyển khoản lỗ sang những năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm.Những cam kết nàỳ đang vượt rất xa khuôn khổ của luật hiện hành. Bởi không có ai có thẩm quyền cho phép một doanh nghiệp được hưởng thuế suất 10% trong suốt 69 năm cả.Cụ thể, Điều 15 về hình thức và đối tượng áp dụng ưu đãi đầu tư của Luật Đầu tư 2014 quy định một số loại dự án sẽ được hưởng ưu đãi về thuế suất. Đó là được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường có thời hạn hoặc toàn bộ thời gian thực hiện dự án đầu tư; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.Bên cạnh đó còn được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện để thực hiện dự án đầu tư và được miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.Điều kiện để hưởng ưu đãi là dự án đầu tư phải thuộc ngành, nghề ưu đãi hoặc đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư (theo danh mục cụ thể do Chính phủ ban hành).Dự án thép Cà Ná của Tập đoàn Hoa Sen không thuộc danh mục ngành, nghề được ưu đãi nhưng đầu tư ở địa bàn đặc biệt khó khăn do nằm tại xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Theo danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ ban hành thì toàn bộ các huyện của tỉnh Ninh Thuận được xếp vào địa bàn đặc biệt khó khăn, chỉ thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là thuộc địa bàn khó khăn.Những ưu đãi về thuế suất được Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi, bổ sung vào năm 2012 và 2014) cụ thể hóa tại Điều 13, 14 và 15.Theo đó, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (như dự án thép Cà Ná) sẽ được áp dụng thuế suất 10% trong thời gian 15 năm. Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi quy định được tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp có doanh thu.Bên cạnh đó, doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 9 năm tiếp theo.Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế. Trong trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.Trao đổi với TBKTSG Online, một cán bộ thuế tại TPHCM giải thích thêm, điều đó có nghĩa rằng, doanh nghiệp đầu tư dự án ở địa bàn được xếp vào khu vực đặc biệt khó khăn như huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận thì trong vòng 15 năm đầu tiên kể từ thời điểm phát sinh doanh thu sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 10%.Tuy nhiên, trong 4 năm kể từ thời điểm có thu nhập chịu thuế thì số thuế kể trên (tính theo thuế suất 10% đã nói ở trên) sẽ được miễn và trong 9 năm tiếp theo sẽ được giảm 50%.Các ưu đãi này là đồng thời và thực hiện liên tục, không ngắt quãng, dù doanh nghiệp có thể năm lời, năm lỗ.Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng quy định, có thể kéo dài thời gian hưởng ưu đãi nhưng thời gian gia hạn không quá 15 năm.Và cũng chỉ một số dự án với các điều kiện nhất định mới được gia hạn ưu đãi. Đó là dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao và dự án sản xuất (trừ mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, khai thác khoảng sản) có quy mô tối thiểu 12.000 tỉ đồng, sử dụng công nghệ đã được thẩm định bởi Luật Công nghệ cao; thực hiện giải ngân không quá 5 năm kể từ ngày được phép đầu tư…Như vậy, các luật hiện hành không quy định bất kỳ trường hợp dự án đầu tư nào có thể được hưởng thuế suất thuế doanh nghiệp 10% trong vòng 69 năm như kiến nghị mà UBND tỉnh Ninh Thuận cam kết sẽ cùng với Tập đoàn Hoa Sen đề xuất với Chính phủ.“Kiến nghị, đề xuất thì ai cũng có quyền. Quyết định là của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, quyết định như thế nào thì đều phải căn cứ vào luật hiện hành”, vị cán bộ thuế bình luận.

Theo Minh Tâm/TBKTSG

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...