''Lạm phát'' lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước

Tỷ lệ công chức giữ chức danh lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên/công chức ở Bộ Công Thương là 3/4, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ là 3/5...
''Lạm phát'' lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước

Tỷ lệ công chức giữ chức danh lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên/công chức ở Bộ Công Thương là 3/4, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ là 3/5...

Thông tin này được nêu tại dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2016.

Sáng 7/8, Đoàn giám sát của Quốc hội về nội dung nói trên đã làm việc với Chính phủ để hoàn thiện dự thảo báo cáo kết quả giám sát.

"Bộ trong bộ"

Theo kết quả giám sát, tổ chức bộ máy bên trong bộ, cơ quan ngang bộ còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, số đầu mối đơn vị hành chính tăng lên.

Cụ thể, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ vẫn phổ biến theo mô hình truyền thống gồm tổng cục, cục, vụ, văn phòng, thanh tra, đơn vị sự nghiệp công lập. Trong tổng cục cũng có cục, vụ, văn phòng; trong cục, vụ, văn phòng có các chi cục, phòng, ban….

Cơ cấu tổ chức này tạo ra rất nhiều tầng nấc bên trong bộ, cơ quan ngang bộ - đoàn giám sát nhận xét.

Miêu tả kỹ hơn, báo cáo giám sát cho biết một nội dung chuyên môn do chuyên viên xử lý để được báo cáo lên bộ trưởng thường phải trải qua các quy trình như sau: (1) chuyên viên soạn thảo; (2) phó trưởng phòng cho ý kiến; (3) trưởng phòng cho ý kiến; (4) phó vụ trưởng cho ý kiến; (5) vụ trưởng cho ý kiến; (6) thứ trưởng duyệt văn bản; (7) bộ trưởng xử lý, ký văn bản (ở những đơn vị cấp tổng cục thì trước khi trình thứ trưởng còn phải thêm quy trình xin ý kiến của phó tổng cục trưởng, tổng cục trưởng).

Tương tự như vậy, một chỉ đạo của Bộ trưởng để xuống đến người trực tiếp thực hiện có khi cũng phải trải qua nhiều tầng nấc, làm cho việc xử lý mất nhiều thời gian.

Đoàn giám sát cũng nhìn nhận, số đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng trong bộ là rất lớn, gồm 198 đơn vị (bao gồm tổng cục, cục và văn phòng).

Đến tháng 12/2016, tỷ lệ cục, tổng cục so với tổng số vụ và tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ trung bình là 50%, trong đó có 8 bộ có tỷ lệ trên 50%.

Việc có nhiều tổ chức bên trong bộ được đánh giá là có ưu điểm là tăng cường tính chuyên môn hóa đối với từng mảng công việc, lĩnh vực quản lý, tăng tính cẩn trọng trong mỗi quyết định của bộ trưởng do có sự nghiên cứu, tham mưu của bộ máy giúp việc.

Nhưng mặt khác, việc hình thành nhiều đơn vị có tư cách pháp nhân trong bộ có thể dẫn đến tình trạng “bộ trong bộ”, các lĩnh vực công tác bị chia nhỏ, cắt khúc, thiếu tính bao quát chung; tổ chức bộ máy hành chính trở nên cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, đơn vị nào cũng phải duy trì bộ phận văn phòng, hành chính, do đó, số nhân lực cũng như kinh phí chi cho công tác quản trị tăng lên, trong khi nguồn lực của cơ quan lại phân tán, thiếu tập trung, không được sử dụng và phát huy được hiệu quả tối đa...

Báo cáo nêu rõ, trong 5 năm (2011-2016), số đơn vị hành chính thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tuy tăng 28 đơn vị, còn số lượng các đơn vị hành chính trực thuộc tổng cục tăng 822 đơn vị.

Đáng chú ý, xu hướng nâng cấp vụ lên cục diễn ra nhanh ở nhiều bộ, có đến 29 cục được thành lập trong thời gian này, trong đó có những Bộ tăng nhiều như Bộ Công an tăng 7 cục, Bộ Tư pháp tăng 4 cục, Bộ Thông tin, Truyền thông và Bộ Y tế tăng 3 cục...

Đoàn giám sát cũng cho rằng Chính phủ chưa thực hiện nghiêm nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về để cấp phòng trong các đơn vị tham mưu thuộc cơ quan trung ương khi chỉ có 2 bộ không duy trì phòng trong vụ. Còn có đến 11 cơ quan duy trì mô hình này, trong đó có những vụ có rất nhiều phòng như ở Bộ Công Thương: Văn phòng Bộ có 13 phòng, Vụ Pháp chế có 6 phòng.

''Lạm phát'' cấp phó

Chính vì cơ cấu tổ chức bộ, cơ quan ngang bộ có quá nhiều đầu mối như trên đã làm cho số lượng công chức giữ vị trí lãnh đạo quản lý từ cấp phòng trở lên rất lớn, dẫn đến mất cân đối giữa số lượng người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý với số công chức tham mưu - báo cáo giám sát nêu rõ.

So sánh thời điểm 2011 với tháng 12/2016, tại các tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ số công chức giữ vị trí quản lý từ cấp phòng trở lên (gồm cả hàm) tăng từ 12.216 lên 13.556, tỷ lệ từ 1/6 lên 1/5.

Tương tự ở các vụ, cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tăng từ 3.871 lên 4.619, tỷ lệ là 1/2 và 4/7.

Điển hình, tỷ lệ công chức giữ chức danh lãnh đạo từ cấp phó phòng trở lên/công chức ở Bộ Công Thương là 3/4, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ là 3/5. Ở Hà Giang là 3/4, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Kiên Giang là 1/2...

''Lạm phát'' cấp phó vốn là vấn đề được chất vấn không ít lần tại Quốc hội, nhưng kết quả giám sát vẫn cho thấy một số vụ, đơn vị thuộc bộ có số lượng cấp phó vượt quá quy định của Luật Tổ chức Chính phủ.

Chẳng hạn tính đến 31/12/2016, Bộ Giao thông Vận tải có Cục Quản lý xây dựng đường bộ và Cục Quản lý đường bộ cao tốc đều có 4 phó; Bộ Công Thương có Cục Công nghiệp địa phương, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Quản lý thị trường (4 phó); Bộ Tài chính có 12/20 vụ, đơn vị thuộc Bộ có số lượng phó vụ trưởng vượt quá quy định (Vụ Pháp chế có 5, một số vụ, đơn vị khác là 4).

Theo Vneconomy.vn

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 2 năm 2025 qua các con số

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự đoán và đặc biệt là sự căng thẳng thuế quan làm gián đoạn chuỗi cung ứng đã tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu…

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Hội nghị bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận “Bộ tứ chiến lược” sẽ diễn ra vào tháng 9/2025

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 5/7, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn thông báo kế hoạch tổ chức Hội nghị, hội thảo tập trung xem xét các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, tiếp cận nguồn lực từ “bộ tứ chiến lược” của Trung ương, dự kiến diễn ra vào tháng 9/2025…

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2025 tăng 0,48% so với tháng trước

CPI 6 tháng đầu năm tăng 3,27%

Số liệu mới nhất từ Cục Thống kê cho biết, bình quân 6 tháng đầu năm 2025, CPI tăng 3,27% so với cùng kỳ năm trước...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự "Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương" tại TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm: Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận đổi mới

Tổng Bí thư nhấn mạnh, quyết định "sắp xếp lại giang sơn" là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của sự nghiệp hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế và tổ chức của hệ thống chính trị đồng bộ, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Các doanh nghiệp hãy chủ động nắm bắt cơ hội từ “Bộ tứ chiến lược”

Chủ trì chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 28/6, Chủ tịch VACOD-HBA TS Nguyễn Hồng Sơn kêu gọi các doanh nghiệp chủ động nắm bắt lấy những chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ, hội nhập quốc tế. Để khởi động quá trình này, ông chỉ định ngay một số doanh nghiệp thí điểm…