Làm sao để đưa Việt Nam thành một con hổ mới của Châu Á?

Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đã khẳng định họ xác định Việt Nam là điểm đến duy nhất trong khu vực hiện nay và họ vẫn kỳ vọng sẽ mở rộng đầu tư vào Việt Nam...
Làm sao để đưa Việt Nam thành một con hổ mới của Châu Á?

Phát biểu tại Hội nghị “Đồng hành cùng doanh nghiệp” sáng nay, 17/5, ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam đánh giá, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có rất nhiều biến động, nhiều bất ổn về chính trị gần đây, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng trong khu vực với lợi thế về giá nhân công cạnh tranh, ổn định về chính trị, kinh tế vĩ mô.

“Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài hiện nay đã khẳng định họ xác định Việt Nam là điểm đến duy nhất trong khu vực hiện nay và họ vẫn kỳ vọng sẽ mở rộng đầu tư vào Việt Nam”, ông Hải cho biết.

“Trước đây, tôi nghĩ rằng Việt Nam được nhìn nhận là một thị trường nhân công rẻ với đặc thù dân số trẻ và tăng nhanh. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đã trở thành một trung tâm sản xuất của thế giới. Trước đây, chúng ta được nhìn nhận là một công xưởng với những dự án nhỏ, sử dụng nhân công giá rẻ. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trung tâm sản xuất với các dự án lớn, những hợp đồng hàng tỷ USD, sản xuất những hàng hóa có giá trị cao. Cộng thêm những cam kết của một Chính phủ liêm chính, hành động, kiến tạo, đã tạo được sự hứng khởi cho cộng đồng doanh nghiệp thời gian vừa qua”, Tổng giám đốc HSBC nói.

Cũng tại Hội nghị, đại diện HSBC có 3 kiến nghị dành cho Chính phủ. Thứ nhất là để tận dụng được làn sóng FDI thời gian gần đây, ông Hải cho rằng Việt Nam cần quan tâm đến yếu tố môi trường, vấn đề liên kết của doanh nghiệp Việt, với doanh nghiệp FDI.

“Chúng ta cũng thấy rằng một đất nước muốn phát triển, không thể chỉ dựa vào lợi thế của nhân công giá rẻ, chúng ta cần xây dựng chiến lược trọng tâm về những ngành trọng tâm mũi nhọn mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh. Chúng ta cần đầu tư công nghệ để có thể phát triển, cạnh tranh bền vững”, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam nói.

Bên cạnh đó, năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn tương đối thấp so với các nước trong khu vực, theo đó, chúng ta cần đẩy mạnh cải cách giáo dục, sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau để có thể nâng cao chất lượng giáo dục, áp dụng công nghệ vào trong phổ biến giáo dục, cộng thêm với việc đưa tiếng Anh vào một số môn học.

Khuyến khích sự phản biện và sáng tạo trong giáo dục. Cải cách giáo dục sẽ nâng năng suất lao động của người Việt Nam lên rất nhanh.

“Hiện nay, chúng ta đang rất quyết liệt trong quá trình gia nhập TPP. Hiện nay chúng ta vẫn chưa biết tương lai của TPP như thế nào, tuy nhiên Chính phủ đã có những cam kết về TPP. Chúng tôi vẫn kiến nghị rằng những cải cách này sẽ làm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam sắp tới”, đại diện HSBC nói.

Nhìn vào Việt Nam hiện nay là một đất nước có sự phát triển tốt cộng thêm những chính sách rất quyết liệt của Chính phủ, cộng thêm làn sóng FDI vào Việt Nam tạo ra cơ hội rất lớn cho cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chúng ta nhìn thấy một số doanh nghiệp Việt Nam có phần ‘hụt hơi’ trong quá trình cạnh tranh với doanh nghiệp FDI, vậy thì làm sao để chúng ta tăng tính cạnh tranh lên?
Đại diện HSBC cho rằng, một đất nước chỉ có thể phát triển bền vững khi có những doanh nghiệp nội cũng phát triển mạnh mẽ, bền vững.

“Để có thể phát triển, tồn tại trong tương lai, theo tôi, doanh nghiệp Việt cần thật sự cải cách, nâng cao giá trị cạnh tranh, đầu tư vào công nghệ để phát triển bền vững, nâng cao kỹ năng quản trị, áp dụng khoa học công nghệ, tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI. Đây là những bài toán của doanh nghiệp Việt có thể phát triển bền vững”, ông Hải nói.

“Cuối cùng, Việt Nam đang có lợi thế rất lớn so với các nước trong khu vực, dựa vào nhân công giá rẻ, cộng thêm làn sóng FDI vào Việt Nam. Đây chính là “cơ hội vàng” của Việt Nam để có thể tiến hành cải cách đất nước. Tôi rất hy vọng Chính phủ sẽ tiếp tục cải cách để đưa Việt Nam trở thành một con hổ mới của Châu Á”, Tổng giám đốc HSBC nói.

Theo Bizlive.vn

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...