Lần đầu tiên số doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng đầu năm vượt mốc 70.000

Theo thông tin từ Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng đầu năm nay đã ghi nhận 116.900 doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường.
Lần đầu tiên số doanh nghiệp thành lập trong 6 tháng đầu năm vượt mốc 70.000

Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2022 là 76.233 doanh nghiệp, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên số doanh nghiệp thành lập mới trong giai đoạn 6 tháng đầu năm vượt mốc 70.000 doanh nghiệp và cũng là mức kỷ lục trong giai đoạn này.

Về số vốn, dù có giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2021, với giá trị 882.122 tỷ đồng, nhưng vẫn gấp 1,2 lần so với trung bình giai đoạn 2017-2021 (749.019 tỷ đồng.

Hà Nội và TP. HCM tiếp tục ghi nhận sự gia tăng đáng kể của số doanh nghiệp thành lập mới. Hà Nội có 14.628 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2021; TP. HCM có 22.469 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2022 là 40.667 doanh nghiệp, tăng 55,6% so với cùng kỳ năm 2021 và gấp 1,9 lần so với trung bình giai đoạn 2017-2021 (20.949 doanh nghiệp).

Các lĩnh vực có số lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2022 là: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (15.381  doanh nghiệp, chiếm 37,8%); Xây dựng (5.015 doanh nghiệp, chiếm 12,3%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (4.493 doanh nghiệp, chiếm 11,0%).

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở 17/17 lĩnh vực, mức tăng cao nhất ghi nhận ở một số lĩnh vực sau: Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (652 doanh nghiệp, tăng 222,8%); Hoạt động dịch vụ khác (1.124 doanh nghiệp, tăng 202,2%);

Kinh doanh bất động sản (1.409 doanh nghiệp, tăng 69,6%); Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (15.381 doanh nghiệp, tăng 68,2%);

Giáo dục và đào tạo (977 doanh nghiệp, tăng 67,6%) và Dịch vụ lưu trú và ăn uống (2.362 doanh nghiệp, tăng 63,5%)..

Đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận tới 83.570 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 19,0% so với cùng kỳ năm 2021 (thấp hơn mức tăng 24,9% của 6 tháng đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm 2020).

Trong đó, chủ yếu là các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh (50.909 doanh nghiệp, chiếm 60,9%).

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ giải thể và đã giải thể có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh chủ yếu thuộc các lĩnh vực: Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (18.417 doanh nghiệp, chiếm 36,2%); Xây dựng (7.206 doanh nghiệp, chiếm 14,2%) và Công nghiệp chế biến, chế tạo (5.948 doanh nghiệp, chiếm 11,7%).

Đây cũng là những ngành nghề có số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao nhất.

Xem thêm

Hơn 67.000 doanh nghiệp thành lập mới trong nửa đầu năm 2021

Hơn 67.000 doanh nghiệp thành lập mới trong nửa đầu năm 2021

Theo số liệu về tình hình kinh tế - xã hội quý 2/2021 và 6 tháng đầu năm vừa được Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/6, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt 67,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...