Lãnh đạo Chứng khoán APG tiếp tục bỏ thêm gần 16 tỷ đồng để gom cổ phiếu ESOP

Theo thông báo mới đây, thêm 4 lãnh đạo của Chứng khoán APG đã bỏ tổng số tiền khoảng 15,8 tỷ đồng để tiếp tục mua vào cổ phiếu ESOP của mình…

Lãnh đạo Chứng khoán APG đã đăng ký mua vào gần 33 triệu cổ phiếu ESOP 2023
Lãnh đạo Chứng khoán APG đã đăng ký mua vào gần 33 triệu cổ phiếu ESOP 2023

Các lãnh đạo của Chứng khoán APG tiếp theo đăng ký mua vào cổ phiếu ESOP lần này bao gồm: Ông Võ Quí Lâm, thành viên Hội đồng quản trị/thành viên Ủy ban Kiểm tra; Ông Trần Thiên Hà, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị/Tổng Giám đốc; Bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phụ trách quản trị công ty/Thư ký Hội đồng quản trị; Bà Nguyễn Thị Phương, Trưởng ban Kiểm toán nội bộ.

Cụ thể, ông Võ Quí Lâm, thành viên Hội đồng quản trị/thành viên Ủy ban Kiểm tra đã đăng ký mua vào 321.874 cổ phiếu APG với số tiền dự kiến 3,2 tỷ đồng. Trước khi giao dịch này được thực hiện, ông Lâm đang nắm giữ 890.100 cổ phiếu, tương đương 0,61% vốn điều lệ của Chứng khoán APG. Nếu giao dịch hoàn thành thuận lợi, ông Lâm sẽ nâng mức sở hữu của mình lên 0,79%, tương đương với 1.211.974 cổ phiếu.

Lãnh đạo tiếp theo là ông Trần Thiên Hà, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị/Tổng Giám đốc đăng ký mua vào 673.010 cổ phiếu trong đợt này với số tiền dự kiến chi 6,7 tỷ đồng.

Khi giao dịch được hoàn thành, ông Hà sẽ nâng lượng cổ phiếu APG đang nắm giữ từ 1.140.000 (0,78% vốn) lên mức 1.813.010 cổ phiếu, tương đương 1,18% vốn điều lệ tại Chứng khoán APG.

Người thứ ba là bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phụ trách quản trị công ty/Thư ký Hội đồng quản trị với mức đăng ký mua vào 234.090 cổ phiếu APG trong đợt này, với số tiền dự kiến 2,3 tỷ đồng.

Trước khi đăng ký mua, bà Nga đang nắm giữ 2.000 cổ phiếu với tỷ lệ 0,00144% vốn điều lệ tại công ty này. Sau giao dịch bà Nga sẽ có trong tay 236.090 cổ phiếu và giữ 0,15% vốn điều lệ của Chứng khoán APG.

Người cuối cùng đăng ký mua vào trong đợt này là bà Nguyễn Thị Phương, Trưởng ban Kiểm toán nội bộ với lượng đăng ký mua 351.135 cổ phiếu, tương đương số tiền dự kiến 3,5 tỷ đồng.

Trong 4 thành viên thì bà Phương là người duy nhất trước khi đăng ký mua không nắm giữ bất cứ cổ phiếu APG nào. Với số lượng đăng ký mua vào như trên sẽ giúp cho bà Phương nắm giữ 0,23% vốn điều lệ tại Chứng khoán APG.

Cũng giống như 4 thành viên trước đó đã đăng ký mua vào, giao dịch của các lãnh đạo Chứng khoán APG lần này cũng sẽ được thực hiện từ ngày 10/8 – 21/8/2023 bằng phương thức mua trực tiếp từ tổ chức phát hành.

Các lãnh đạo của Chứng khoán APG đã thực hiện mua vào lượng cổ phiếu ESOP 2023 với tổng số lượng khoảng gần 33 triệu cổ phiếu, tương đương gần 33 tỷ đồng. Trong khi đó, Nghị quyết Hội đồng quản trị Chứng khoán APG vào ngày 27/7 trước đó, doanh nghiệp này đã thông qua việc phát hành ESOP 2023 với số tiền dự kiến là gần 73,2 tỷ đồng.

Việc các lãnh đạo của Chứng khoán APG đồng loạt đăng ký mua vào lượng lớn cổ phiếu diễn ra trong bối cảnh công ty đang hoạt động khởi sắc khi ghi nhận kết quả kinh doanh quý 2/2023 với doanh thu đạt 136,1 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 65,8 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của APG đạt 186,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế luỹ kế đạt 108,3 tỷ đồng, tăng gấp 165 lần so với cùng kỳ..

Tuy nhiên vào tháng 6 vừa qua, công ty này từng được nhắc tên trong một vụ việc thao túng giá cổ phiếu.

Cụ thể thì trong ngày 1/6/2023, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã ban hành quyết định số 403/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính với bà Lê Thị Hải Bình. Với số tiền phạt lên tới 1,5 tỷ đồng vì có hành vi vi phạm thao túng thị trường chứng khoán.

Theo đó, từ ngày 22/8/2018 đến ngày 15/6/2021, bà Lê Thị Hải Bình đã sử dụng 46 tài khoản của mình cùng 34 nhà đầu tư khác để mua bán mã cổ phiếu APG nhằm tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu APG. Như vậy, bà Bình đã liên tục thao túng giá cổ phiếu APG trong gần 3 năm liên tiếp.

Bên cạnh số tiền phạt 1,5 tỷ đồng, bà Bình cũng đã bị SSC cấm giao dịch chứng khoán 2 năm kể từ ngày 1/6/2023. Đồng thời, cấm đảm nhiệm chứng vụ tại các công ty chứng khoán công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, công ty đầu tư chứng khoán có thời hạn 2 năm, kể từ ngày 1/6/2023.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...