Lãnh đạo Chứng khoán APG “gom” hơn 1,7 triệu cổ phiếu

Theo đó, 4 thành viên trong hệ thống thượng tầng của Chứng khoán APG đã đăng ký mua vào hơn 1,7 triệu cổ phiếu công ty mình với tổng số tiền dự kiến khoảng 17,3 tỷ đồng…

4 thành viên "thượng tầng" của APG sẽ bỏ ra 17,3 tỷ đồng để mua vào cổ phiếu ESOP 2023
4 thành viên "thượng tầng" của APG sẽ bỏ ra 17,3 tỷ đồng để mua vào cổ phiếu ESOP 2023

Các thành viên đăng ký mua vào cổ phiếu APG lần này bao gồm: Ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị; Ông Nguyễn Anh Dũng, Thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra; Ông Lê Mạnh Hùng, Thành viên Hội đồng quản trị; Ông Nguyễn Thanh Nghị, Kế toán trưởng, người được ủy quyền công bố thông tin.

Theo đó, cả 4 thành viên này đều có đơn gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các Sở Giao dịch Chứng khoán liên quan vào ngày 4/8 vừa qua về mong muốn mua vào cổ phiếu của mình và dự kiến đều sẽ được thực hiện vào khoảng thời gian từ ngày 10/8 – 21/8 sắp tới.

Được biết, mục đích thực hiện giao dịch của cả 4 thành viên lần này là mua cổ phiếu lựa chọn cho người lao động trong công ty (phát hành ESOP 2023). Theo Nghị quyết Hội đồng quản trị Chứng khoán APG vào ngày 27/7 trước đó, doanh nghiệp này đã thông qua việc phát hành ESOP 2023 với số tiền dự kiến là gần 73,2 tỷ đồng.

Cụ thể, Ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán APG (mã chứng khoán: APG) đã đăng ký mua vào 731.533 cổ phiếu tăng tỷ lệ sở hữu của mình từ 6,87% lên 7,02% vốn điều lệ của doanh nghiệp này, dự kiến ông Hưng sẽ bỏ ra số tiền 7,3 tỷ đồng để mua số cổ phiếu này.

Ông Nguyễn Anh Dũng, Thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra của APG cũng đăng ký mua vào 292.613 cổ phiếu với số tiền dự kiến 2,9 tỷ đồng. Trước khi đăng ký mua vào này, ông Dũng không nắm giữ bất cứ cổ phiếu APG nào, sau giao dịch này, ông sẽ có 0,2% tỷ lệ vốn điều lệ tại công ty chứng khoán này.

Ông Lê Mạnh Hùng, Thành viên Hội đồng quản trị đăng ký mua vào 321.874 cổ phiếu với mức tiền bỏ ra dự kiến hơn 3,2 tỷ đồng. Sau giao dịch ông Hùng sẽ có 0,21% tỷ lệ vốn điều lệ tại Chứng khoán APG bởi trước giao dịch này, ông Hùng cũng không nắm trong tay cổ phiếu APG nào.

Ông Nguyễn Thanh Nghị, Kế toán trưởng, người được ủy quyền công bố thông tin cũng đăng ký mua vào 380.397 cổ phiếu với số tiền dự kiến 3,8 tỷ đồng. Trước giao dịch này, cũng giống như ông Dũng và ông Hùng, ông Nghị cũng có tỷ lệ cổ phiếu là 0%, sau giao dịch ông Nghị sẽ có 0,25% vốn điều lệ tại Chứng khoán APG.

Như vậy, số lượng đăng ký của cả 4 thành viên trong “thượng tầng” của Chứng khoán APG với 17,3 tỷ đồng chiếm gần 24% tổng số dự kiến ESOP 2023.

Trên thị trường chứng khoán, từ đầu năm đến nay (1/1 – 8/8/2023), cổ phiếu APG đang có mức tham chiếu ở mức 6.250 đồng/cổ phiếu, ghi nhận mức giá đóng cửa thấp nhất ở mức5.560 đồng/ cổ phiếu tại ngày 7/2 và giá đóng cửa cao nhất đạt được là 9.730 đồng/cổ phiếu vào 31/7 vừa qua. Như vậy, sau hơn 7 tháng giao dịch, cổ phiếu APG đã tăng 3.150 đồng/cổ phiếu (50,4%).

Đóng cửa phiên giao dịch gần nhất (7/8), cổ phiếu APG được đóng cửa ở mức giá 9.650 đồng/cổ phiếu sau khi đã tăng 290 đồng (3,1%) so với phiên trước đó. Và đạt mức vốn hóa thị trường ở mức 1.411,9 tỷ đồng.

Báo cáo tài chính quý 2/2023 của Chứng khoán APG cho thấy, doanh nghiệp này có vốn điều lệ ở mức 1.463 tỷ đồng và tổng số nhân viên là 56 người (31/12/2021). Theo báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm, Hội đồng quản trị của Chứng khoán APG có 05 thành viên do ông Nguyễn Hồ Hưng làm Chủ tịch Hội đồng, Ủy ban Kiểm tra doanh nghiệp này có 02 thành viên, do Ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Ủy ban và thành viên ban là ông Võ Quí Lâm, kế toán trưởng là ông Nguyễn Thanh Nghị như đã nói ở trên.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...