Lập chuỗi giá trị chăn nuôi để không còn cảnh giải cứu

Bên cạnh sự xuất hiện của nhiều tập đoàn chăn nuôi lớn, ngành chăn nuôi cũng đang chứng kiến những đợt khủng hoảng về giá thành của chăn nuôi lợn. Để tránh tổn thương cho người nông dân chỉ có cách xâ
Lập chuỗi giá trị chăn nuôi để không còn cảnh giải cứu

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT): Sau 20 năm hội nhập, năng suất chăn nuôi của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Nhưng chưa bao giờ trong lịch sử, ngành chăn nuôi lợn lại rơi vào điểm nghẽn dư thừa nguồn cung như đầu năm 2017. “Chúng ta đã có đợt phát động để cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để chia sẻ khó khăn với người chăn nuôi giai đoạn này. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp tình thế, nguyên nhân chính vẫn là do yếu kém từ tổ chức sản xuất”, ông Dương nhấn mạnh.

Ông Vinod Ahuja, Chuyên giá chính sách của FAO khu vực châu Á, Thái Bình Dương cho biết, khủng hoảng giá với thịt lợn đã gây ra hệ lụy lớn tới các nông hộ nhỏ lẻ. Nhưng nếu chúng ta bỏ qua nông hộ nhỏ lẻ thì không bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường. Việt Nam đang ở ngã ba đường, Việt Nam đang muốn xuất khẩu chăn nuôi thì vấn đề bền vững là rất quan trọng.

Thông qua hội thảo, Cục Chăn nuôi đã lấy ý kiến các chuyên gia nông nghiệp trong và ngoài nước, giúp Việt Nam xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, xây dựng chiến lược chăn nuôi trong giai đoạn 2016 -2020.

Hiện nay, Bộ NN&PTNT đang sửa chiến lược chăn nuôi theo hướng phát triển chuỗi. "Hô khẩu hiệu chưa đủ, phải có chính sách hỗ trợ thông qua hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã để dẫn dắt nông hộ đi vào thị trường. Dựa trên các ý kiến góp ý, chúng tôi sẽ trình Chính phủ sửa đổi các chính sách, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Việc xây dựng liên kết chuỗi sẽ giúp chúng ta cải thiện dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy suất nguồn gốc, phân biệt rõ ràng những khâu yếu kém. Giải quyết vấn đề cung cầu. Chưa kể đến việc, giải quyết được điểm nghẽn này, sẽ tạo ra trật tự mới cho ngành chăn nuôi”, lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.