Lịch cắt điện Hà Nội ngày 20/6: Phố Võng Thị ở Tây Hồ được hoãn cắt điện

Ngày 20/6, nhiều doanh nghiệp, hộ dân tại một số khu vực tại Hà Nội như huyện Mỹ Đức, Quốc Oai nằm trong kế hoạch cắt điện...

Thông tin từ trang web của Tổng công ty điện lực Hà Nội (EVN HANOI), một số địa điểm trên địa bàn thành phố nằm trong kế hoạch tạm ngừng cấp điện.

Cụ thể, khu vực huyện Mỹ Đức, Quốc Oai có kế hoạch tạm ngừng cung cấp điện trong khoảng thời gian từ 5h đến 17h.

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất tại Công ty TNHH một thành viên đầu tư phát triển thủy lợi sông đáy thuộc huyện Mỹ Đức; Công ty Toàn đức, Công ty Aquana Việt Nam, huyện Quốc Oai có thể bị ảnh hưởng do mất điện.

Hơn nữa, nhiều hộ dân tại huyện Mỹ Đức có thể phải đối mặt với tình huống tạm ngừng cung cấp điện trong ngày mai.

Một phần thôn 2 và thôn 3 xã Phù Lưu Tế trong kế hoạch cắt điện từ 5h đến 9h; một phần thôn Trinh Tiết xã Đại Hưng cũng có thể mất điện từ 5h30 đến 13h30.

lịch cắt điện
Lịch cắt điện huyện Quốc Oai
lịch cắt điện
Lịch cắt điện huyện Mỹ Đức
lịch cắt điện
Lịch cắt điện quận Tây Hồ

Những khu vực nêu trên ngoài hoãn thì mới chỉ đang nằm trong kế hoạch cắt điện ngày 20/6 và chưa chính thức được duyệt. Tùy theo tình hình thời tiết và kế hoạch thay đổi nên lịch cắt điện tại Hà Nội có thể được điều chỉnh cúp điện ở một số nơi.

Lịch cắt điện mà EVN HANOI công bố dựa trên kế hoạch đã được ngành điện phê duyệt từ trước. Trong khi đó, trên thực tế có thể có nhiều khu vực khác tại Hà Nội bị cắt điện mà không được thông báo hoặc thông báo sau.

Trong tháng 5, tháng 6 vừa qua, thời tiết của thủ đô liên tục xuất hiện những đợt nắng nóng cực đoan trên diện rộng. Kéo theo đó, nhu cầu sử dụng các thiết bị điện làm mát, đặc biệt là điều hòa đã khiến lượng điện tiêu thụ tại các hộ dân tăng vọt, dẫn đến kỳ thanh toán hóa đơn tháng 6 cao đột biến.

Giải thích cho việc hóa đơn tiền điện tăng đột biến, các chuyên gia lý giải, theo nghiên cứu, tiêu thụ điện của điều hòa nhiệt độ chiếm từ 28 đến 64%, có khi đến 80% tổng lượng điện tiêu thụ của gia đình. Cứ nhiệt độ ngoài trời tăng lên 1°C thì tiêu thụ điện của điều hòa tăng từ 2 đến 3% tùy loại, nếu nhiệt độ tăng lên 5°C thì lượng điện tiêu thụ tăng 10%.

Chính bởi nguyên lý vận hành trời càng nóng thì máy điều hòa càng tốn điện, do đó, có thể cùng mức sử dụng 8 đến 10 tiếng/ngày, nhưng điều hòa chạy trong nền thời tiết 35 đến 40°C sẽ tốn điện hơn hẳn dịp đầu hè, khi nền nhiệt độ khoảng 30 đến 35°C. 

Theo đó, nhằm giải quyết về nỗi lo "ngốn điện" của không chỉ điều hòa mà còn tất cả các thiết bị điện khác, EVN HANOI khuyến nghị khách hàng, các cơ quan công sở và nơi sản xuất cùng chung tay sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng các thiết bị có công suất lớn vào khung giờ cao điểm của tiêu thụ điện: từ 10h00 đến 14h00 và từ 19h00 đến 23h00 hàng ngày; không sử dụng nhiều đồ dùng điện cùng một lúc để tránh quá tải cục bộ lưới điện đồng thời đề phòng các nguy cơ gây cháy nổ lưới điện, trạm điện và khu dân cư.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…