Cổ phiếu ngành điện: Xu hướng và cơ hội sau quy hoạch điện VIII

Quy hoạch điện VIII ra đời sẽ là nền tảng cho các chính sách năng lượng của quốc gia trong những năm tới, và điều này cũng mở ra nhiều cơ hội cho các nhóm cổ phiếu ngành điện.
Cổ phiếu ngành điện: Xu hướng và cơ hội sau quy hoạch điện VIII

Giữa tháng 5/2023, Quy hoạch điện VIII chính thức được Chính phủ phê duyệt đã mở ra một chương mới cho ngành điện Việt Nam. Theo quy hoạch mới này, tỷ trọng của điện than giảm mạnh và tỷ trọng các điện khí, điện năng lượng tái tạo gia tăng.

Cơ hội từ quy hoạch

Theo các chuyên gia của Công ty Chứng khoán FPT (FPTS), định hướng đáng chú ý nhất trong Quy hoạch điện VIII chính là tỷ trọng của điện sạch (điện gió, điện mặt trời) sẽ được ưu tiên phát triển.

Theo đó, quy hoạch đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện, đạt tỷ lệ khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030, hướng tới mục tiêu tỷ lệ năng lượng tái tạo 47% với điều kiện các cam kết theo Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với Việt Nam được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất. Định hướng đến năm 2050 tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%.

Đối với nhóm nhiệt điện than, quy hoạch điện VIII có tác động tiêu cực đến nhóm này, tuy nhiên trong ngắn và trung hạn đây vẫn là nguồn điện quan trọng trong trong thời điểm hiện tại, nhất là với tình hình El Nino quay trở lại, các nguồn điện thay thế chưa phát triển...

Quy hoạch điện VIII
Nhà máy điện mặt trời Phong Phú của Công ty cổ phần đầu tư Điện mặt trời (Solarcom)

Bên cạnh điện năng lượng tái tạo, Quy hoạch VIII còn có những kế hoạch lớn cho mảng điện khí. Theo đó, nguồn điện khí sẽ là mũi nhọn trong kế hoạch phát triển của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 với tăng trưởng kép đạt 26%, chiếm 27% tổng công suất nguồn điện.

Trong giai đoạn 2030-2050, phát triển điện khí sẽ chậm lại, đạt 4%, chiếm 15% tổng công suất trong năm 2050. Trong khi đó, điện gió dự kiến sẽ là mục tiêu phát triển hàng đầu trong cả ngắn và dài hạn với điện gió trên bờ sẽ tăng trưởng kép 25% trong giai đoạn 2021-2030 và 6% trong giai đoạn 2030-2050, chiếm lần lượt 14% và 13% tổng công suất giai đoạn này.

Cổ phiếu điện có bừng sáng?

Thị trường từ đầu năm 2023 đến nay là một xu hướng đi ngang rất rộng, trong khoảng biến động từ 1000 - 1100 điểm. Trong xu hướng đi ngang của thị trường như vậy, ngành điện là một trong những nhóm ngành có xu hướng tích cực nhất.

Theo xu hướng từ đầu năm đến nay, nhóm ngành dịch vụ công cộng là ngành có xung lực dương lớn nhất và có mức biến động tích cực. Nhóm ngành dịch vụ công cộng là nhóm ngành cấp 1, được tập hợp bởi nhiều hơn các nhóm ngành cấp 3. Trong các nhóm ngành cấp 3 cấu thành nhóm dịch vụ công cộng này, nổi bật hai nhóm ngành có tác động lớn và có sức ảnh hưởng lớn về mặt vốn hóa là ngành điện và ngành nước.

Trong 6 tháng, ngành điện là nhóm ngành có xu hướng tích cực và có trạng thái xung lực tăng khá bền vững, duy trì suốt từ đầu năm đến giờ. Thông qua đó, có thể nhận thấy rằng nhóm cổ phiếu điện đóng vai trò dẫn dắt xu hướng tích cực của nhóm ngành cấp 1 là nhóm dịch vụ công cộng. Đồng thời, nhóm cổ phiếu điện là nhóm ngành có sức mạnh giá tích cực nhất trên thị trường trong diễn biến từ đầu năm đến giờ.

Trong các nhóm ngành điện, có thể chia thành các nhóm ngành nhỏ hơn bao gồm nhiệt điện than, nhiệt điện khí, thủy điện và năng lượng tái tạo.

Trong 6 tháng, thanh khoản và tỷ trọng thanh khoản của nhóm cổ phiếu năng lượng tái tạo đang chiếm vị thế lớn nhất. Bên cạnh đó, cổ phiếu nhóm nhiệt điện khí và nhóm thủy điện từ quý 2 trở lại đây đang có dấu hiệu giảm bớt tỷ trọng giao dịch trong cơ cấu tổng thể về thanh khoản của ngành điện. Ở chiều ngược lại, nhóm nhiệt điện than và nhóm năng lượng tái tạo đang thu hút thanh khoản rất tốt. 

Quy hoạch điện VIII

Về nhóm điện khí, sau một khoảng thời gian nhóm điện khí đang đi vào trạng thái tích cực thì bắt đầu có sự hiệu chỉnh rất lớn. Với trạng thái như vậy, nhà đầu tư có thể cân nhắc bán ra đối với nhóm cổ phiếu này, để thoát ra nhịp sóng gần nhất và chờ đợi nhịp sóng tiếp theo.

Về nhóm nhiệt điện than, trong khoảng thời gian ngắn hạn, nhóm này cũng có biến động tương đối dài. Với những bước giá thay đổi thấp báo hiệu nhóm này trong giai đoạn ngắn hạn vẫn đang ở trạng thái điều chỉnh, có thể là trạng thái tái tích lũy. Những biến động gần nhất cho thấy sự điều chỉnh hoặc trạng thái tái tích lũy có thể sắp kết thúc, và sẽ cho chúng ta tín hiệu mua khi nhóm cổ phiếu nhiệt điện than có sự cải thiện xung lực mạnh.

Về nhóm năng lượng tái tạo, đây là nhóm đang tích cực nhất tính đến thời điểm hiện tại, khi mà đã thoát khỏi hiệu chỉnh và bước vào giai đoạn báo hiệu có tâm lý hưng phấn của chiều mua. Với trạng thái như vậy, nhà đầu tư đang có cổ phiếu nhóm năng lượng tái tạo có thể tiếp tục nắm giữ để tận dụng đà tăng ngắn hạn đang diễn ra hoặc nhà đầu tư có thể xem xét đến nhóm cổ phiếu này khi tìm kiếm các cơ hội ngắn hạn.

Nhóm cuối cùng là nhóm thủy điện, nhóm này vẫn nằm trong vùng báo hiệu xu hướng tiêu cực. So với thị trường chung và nhóm ngành, nhóm cổ phiếu thủy điện đang trong trạng thái trễ nhịp. Trong ngắn hạn, nhà đầu tư có thể quan tâm lại khi mà nhìn thấy sự cải thiện mạnh mẽ hơn mặt xung lực và xu hướng.

Tổng hợp về các tiêu chí đã đánh giá, về mặt xu hướng nhóm nhiệt điện khí, nhiệt điện than và năng lượng tái tạo vẫn đang là nhóm tích cực nhất trong khi thủy điện là nhóm không thật sự tốt. Về dòng tiền, nhiệt điện than và năng lượng tái tạo là hai nhóm thu hút được sự chú ý của dòng tiền.

Trong bối cảnh chúng ta đặt kỳ vọng vào ngành điện nói chung và kịch bản thị trường tích cực hơn trong ngắn hạn, nhóm cổ phiếu nhiệt điện than và năng lượng tái tạo sẽ là hai nhóm ngành cần lưu ý.

Cơ hội đã xuất hiện

Về danh mục cổ phiếu tiềm năng, chuyên gia nhận định có thể lưu ý tới các cổ phiếu thuộc hai nhóm ngành nhiệt điện than và năng lượng tái tạo là cổ phiếu PPC, BCG và GEG. Trong nhóm nhiệt điện than, cổ phiếu PPC là cổ phiếu có tín hiệu tích cực về mặt kỹ thuật, có thể mang lại vị thế giao dịch ngắn hạn tốt. Hai cổ phiếu khác trong nhóm năng lượng tái tạo là BCG và GEG.

Về đặc điểm chung của ba cổ phiếu trên, những cổ phiếu này đều có xu hướng tăng tích cực và duy trì từ tháng 11/2022 đến hiện tại. Trong khi thị trường đang đi ngang từ đầu năm 2023 đến nay, những cổ phiếu này vẫn giữ được xu hướng tăng, xu hướng bền vững và có khả năng tiếp tục mở rộng xu hướng này.

Về thanh khoản, dòng tiền cải thiện mạnh mẽ kể từ tháng 4/2023 và hỗ trợ cho chiều giá đi lên của cổ phiếu. Đối với chiến lược giao dịch cổ phiếu, nhà đầu tư cần quan sát nhịp điều chỉnh nếu có và mở vị thế khi có tín hiệu mua từ chỉ báo xung lực hoặc mẫu hình nến báo hiệu đảo chiều.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...