Licogi 13 “hụt hơi” với những tham vọng

Tham vọng chuyển mình bằng hàng loạt thương vụ mua bán doanh nghiệp (M&A), nhưng có vẻ như sau một thời gian, Công ty cổ phần Licogi 13 (Mã CK: LIG) đã bắt đầu có dấu hiệu hụt hơi.
Licogi 13 “hụt hơi” với những tham vọng

Tham vọng…

Ngày 5/1/2016, HĐQT Licogi 13 ban hành 4 nghị quyết liên quan đến hoạt động M&A với mong muốn gia tăng nguồn thu. Cụ thể, mua 1,2 triệu cổ phiếu (chiếm 40% vốn) của Công ty cổ phần Dịch vụ Nhà hàng Những hạt Cà phê nói chuyện; mua 630.000 cổ phiếu (chiếm 35% vốn) của Công ty cổ phần Đầu tư nông nghiệp Sài Gòn Thành Đạt từ Công ty cổ phần Vật liệu xây dựng - Xây lắp và Kinh doanh Nhà Đà Nẵng để tăng tỷ lệ sở hữu lên 90%.

Ligogi 13 còn mua 700.000 cổ phiếu (chiếm 35% vốn) của Công ty cổ phần Địa ốc Xanh Sài Gòn Thuận Phước từ 2 cá nhân để tăng tỷ lệ sở hữu lên 90%; mua lại hai đơn vị trực thuộc Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 1 (Cienco 1) là Trường trung cấp Nghề công trình 1 và Công ty Cung ứng lao động quốc tế và dịch vụ.

Lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến cuối quý III/2016 của Ligcogi 13 bị âm 291,04 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước dương 56,19 tỷ đồng.

Theo kế hoạch do ông Phạm Văn Thăng, Tổng giám đốc Licogi 13 trình Đại hội đồng cổ đông thường niên 2016, năm 2016, Công ty cố gắng đạt mức doanh thu là 1.350 tỷ đồng, tăng 103,71% so với thực hiện của năm 2015, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 89,49 tỷ đồng, tăng 184,3% so với thực hiện của năm 2015.

Để thực hiện kế hoạch này, Licogi 13 đưa ra các chương trình cụ thể, bao gồm duy trì quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả lĩnh vực xây lắp, dự kiến giá trị ký mới các hợp đồng xây lắp trong năm khoảng 607 tỷ đồng; doanh thu xây lắp cả hệ thống 1.100 tỷ đồng( nguồn doanh thu chính);

Kiểm soát chất lượng dây chuyền 1 Nhà máy Gạch không nung Quảng Thắng, công suất 43,5 triệu viên/năm; đánh giá kỹ kết quả của dây chuyền 1 cả về thị trường và sản phẩm, thiết bị và công nghệ, tổ chức vận hành và phương thức kinh doanh..., để lập dự án đầu tư hiệu quả cao hơn cho giai đoạn 2;

hoàn thành việc cấp mỏ và cấp phép khai thác giai đoạn mở rộng Mỏ đá Hang Dơi (Tân Trường, Tĩnh Gia, Thanh Hóa);

Xin chuyển đổi 50% diện tích đối với khu đất 4,75 ha Dự án Nhà máy Cửa nhựa lõi thép UPVC của Công ty cổ phần Licogi 13 - CMC tại Khu kinh tế Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa) để triển khai dây chuyền sản xuất gạch không nung tận dụng sản phẩm phụ dự thừa tại mỏ đá Hang Dơi;

Hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, lựa chọn đơn vị tư vấn, đền bù giải phóng mặt bằng và khởi công xây dựng Nhà máy MDF Quảng Bình.

Trong lĩnh vực bất động sản, sau khi hoàn thành thâu tóm hàng loạt doanh nghiệp trước đó, Licogi 13 đặt mục tiêu gia tăng doanh thu và tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh các sản phẩm bất động sản cho thuê và dịch vụ bất động sản đối với các bất động sản đang sở hữu và kinh doanh;

9 tháng đầu năm, tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác của Licogi 13 giảm tới 171,6 tỷ đồng, xuống còn 221,25 tỷ đồng.

Thực hiện đầu tư, kinh doanh Dự án Khu nhà ở quanh chợ Tây Đằng (Ba Vì, Hà Nội) với tổng mức đầu tư dự kiến 374 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận đặt ra 18%/doanh thu, với mục tiêu khởi công trong quý III/2016, kinh doanh từ quý IV/2016;

Có phương án hiệu quả với Dự án CT7 - Khu đô thị mới Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội), dự án tại Lô đất dịch vụ, thương mại, nhà ở dịch vụ 05 Khu đô thị Nam Ga Hạ Long (TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh).

Bên cạnh đó, Licogi 13 cũng đưa ra mục tiêu có phương án thực hiện đầu tư khả thi đối với Dự án Hệ thống dịch vụ nhà hàng, cửa hàng tiện ích, cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh và cà phê Twitter Beans tại lô đất thương mại, dịch vụ Khu công nghệ cao Hòa Lạc (huyện Thạch Thất, Hà Nội);

Kiểm soát chặt chẽ tiến độ thực hiện đầu tư và phương án kinh doanh Dự án nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh (quận Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng) - giai đoạn 1 của Công ty cổ phần Địa ốc Xanh Sài Gòn Thuận Phước;

Ggiải phóng đền bù giai đoạn 1 quy mô 19,5 ha Dự án Khu dân cư và dịch vụ du lịch Cầu Hưng - Lai Nghi (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) với tổng mức đầu tư dự kiến 188,5 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận tối thiểu 10%/doanh thu;

Triển khai các bước tiếp theo đối với các dự án khu nhà ở đô thị, khu thương mại dịch vụ du lịch tiềm năng để được cấp phép đầu tư tại hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình.

Chưa dừng lại đó, khi tiến độ triển khai các dự án đưa ra vẫn đang nằm trên giấy, thì 1 tháng sau, Licogi 13 bất ngờ ký kết hợp đồng nguyên tắc về góp vốn đầu tư bất động sản vào dự án "tỷ đô" Ánh Dương - Soliel tại Đà Nẵng. Sau khi kết thúc quá trình đầu tư, Licogi 13 được phân chia sản phẩm là chính bất động sản tại dự án và được hưởng những ưu đãi nhất định mà chủ đầu tư sẽ đưa ra. 

…và nguy cơ hụt hơi

Để có thêm nguồn vốn thực hiện các kế hoạch này, cũng tại Đại hội đồng cổ đông diễn ra hồi đầu năm 2016, HĐQT Licogi 13 đã trình phương án phát hành thêm gần 25,26 triệu cổ phiếu (tương đương khoảng 252,57 tỷ đồng mệnh giá) cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 10:12, để tăng vốn điều lệ, nhằm gia tăng năng lực tài chính, mở rộng hoạt động đầu tư. Thời gian thực hiện trong năm 2016.

Tuy vậy, có vẻ như thị trường chứng khoán đã không ủng hộ cho kế hoạch của Licogi 13. Từ lúc thông qua phương án phát hành cho tới lúc thực hiện, gần cuối quý III/2016, giá cổ phiếu LIG liên tục sụt giảm, khiến đợt phát hành chỉ phân phối được gần 6 triệu cổ phiếu. Để giải quyết số cổ phiếu “ế”, ban lãnh đạo Licogi 13 đã thông qua việc chào bán cho 4 nhà đầu tư cá nhân khác nhau với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Theo lý giải của các thành viên thị trường, một trong những nguyên nhân khiến giá cổ phiếu LIG giảm là kết quả kinh doanh sụt giảm của doanh nghiệp, bất chấp ban lãnh đạo Công ty đặt ra mục tiêu tham vọng.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2016, 9 tháng năm 2016, tổng doanh thu của Licogi 13 đạt 664,24 tỷ đồng, giảm 30,72% so với cùng kỳ năm trước (958,75 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế đạt 14,18 tỷ đồng, giảm 35,83% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, nếu muốn đạt kế hoạch năm 2016, trong quý IV/2016, LIG phải đạt lợi nhuận trước thuế lên tới hơn 70 tỷ đồng.

Một điểm đáng lưu ý nữa theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2016 của Licogi 13 là lưu chuyển tiền thuần từ các hoạt động sản xuất kinh doanh tính đến cuối quý III/2016 của Công ty bị âm 291,04 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước dương 56,19 tỷ đồng.

Điều này xuất phát từ hai khoản phát sinh chính là "Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ" từ âm 332,81 tỷ đồng cuối quý III/2015, lên thành âm 406,82 tỷ đồng và khoản "Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh" từ âm 55,88 tỷ đồng, lên âm 199,83 tỷ đồng năm 2016. Trong khi đó, tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác lại giảm tới 171,6 tỷ đồng, xuống còn 221,25 tỷ đồng.

Tính đến hết tháng 9/2016, tiền và tương đương tiền cuối kỳ của Licogi 13 chỉ còn vỏn vẹn đúng hơn 14,5 tỷ đồng, so với hơn 31,04 tỷ đồng của năm ngoái.

Với một doanh nghiệp, việc mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua hình thức thâu tóm doanh nghiệp không phải bây giờ mới có. Tuy nhiên, việc mở rộng như thế nào và ra sao thì cần phải có sự tính toán rất cặn kẽ nếu không sẽ trở thành "con dao hai lưỡi", gây áp lực ngược trở lại cho hoạt động của doanh nghiệp.

Việc âm dòng tiền lưu chuyển tiền tệ kinh doanh là dấu hiệu đầu tiên cho thấy hoạt động của doanh nghiệp đang có vấn đề, dù doanh thu có ghi nhận như thế nào đi chăng nữa. Bản chất dòng tiền tương tự như máu nuôi cơ thể, nếu không có máu, thì cơ thể cũng kiệt quệ dần.

Bản thân chính chính Licogi 13 sau nhiều toan tính, trong quý II/2016, đã công bố chuyển nhượng 70% số cổ phần mà doanh nghiệp này nắm giữ tại Twitter Beans Coffee để thu về 20 tỷ đồng. Các dự án còn lại vẫn chưa hoặc mới chỉ đang trong giai đoạn đầu giải phóng mặt bằng.

Theo Ninh Việt/Đầu tư BĐS

>> Phó thủ tướng cảnh báo “bong bóng” bất động sản

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...