Liệu doanh nghiệp tư nhân có tăng được năng suất như doanh nghiệp FDI không?

Trong những năm gần đây, năng suất lao động của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đang lớn nhất tại Việt Nam, trong khi thấp nhất là các doanh nghiệp tư nhân.
Liệu doanh nghiệp tư nhân có tăng được năng suất như doanh nghiệp FDI không?

Khi so sánh cụ thể các thành phần kinh tế tại Việt Nam, số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy năm 2015, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang dẫn đầu về năng suất lao động. Tiếp theo đó là khu vực kinh tế nhà nước và cuối cùng là kinh tế tư nhân.

Năng suất lao động thấp sẽ kéo theo giá trị gia tăng không cao. Phát biểu tại BizTALK: “30 năm lan toả vốn FDI” được tổ chức tại trung tâm hội nghị FLC Vĩnh Thịnh - tỉnh Vĩnh Phúc, bà Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng: “Đối với Việt Nam không phải là vấn đề tăng trưởng kinh tế mà cái sâu xa là tăng năng suất lao động, điều đó mới là cần thiết”.

Vậy đối với một lượng lớn doanh nghiệp tư nhân trong nước, liệu các doanh nghiệp này có thể tăng năng suất lao động của mình lên cao hơn được không?

Bản thân các nguồn vốn FDI hiện nay cũng đang có những tác động đến doanh nghiệp trong nước và trong những tác động này có những tác động tích cực đến năng suất lao động.

Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương

Bà Nguyễn Thị Tuệ Anh - Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương

 Theo bà Tuệ Anh, trong dài hạn năng suất các nhân tố tổng hợp của các doanh nghiệp trong nước sẽ tăng đến từ việc dịch chuyển các lao động có kỹ năng, từ học hỏi các công nghệ của doanh nghiệp FDI và từ việc phải cạnh tranh với các doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó khi có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng đầu vào cho các doanh nghiệp FDI , bản thân các doanh nghiệp sản xuất nguyên liệu, linh kiện hay cung ứng vật liệu cũng sẽ tăng năng suất nhờ mở rộng quy mô sản xuât theo yêu cầu của doanh nghiệp FDI. Đây là tác động từ liên kết ngược giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Đây cũng là cơ sở để phát triển công nghiệp phụ trợ.

Tuy nhiên FDI cũng mang đến những tác động tiêu cực. Trong ngắn hạn, khác biệt về công nghệ của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước cùng ngành sẽ làm năng suất các nhân tố tổng hợp bị ảnh hưởng.

Ngoài ra doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng ít có khả năng mua nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp FDI. Nếu mua được thì sẽ rất ít do sản phẩm của các doanh nghiệp FDI thường có giá cao và các doanh nghiệp trong nước chưa kịp nâng cấp công nghệ để phát huy được tác động tích cực của liên kết này.

Bên cạnh đó có sự liên hệ về mặt không gian giữa các tỉnh về năng suất của các doanh nghiệp trong nước. Cả tác động tích cực từ liên kết ngược và tác động tiêu cực từ liên kết xuôi đều giảm theo khoảng cách địa lý và mật độ doanh nghiệp.

Ở vùng kinh tế trọng điểm tập trung nhiều FDI, doanh nghiệp trong tỉnh này có thể nhận được tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI ở tỉnh khác trong vùng. Điều này tạo cơ sở cho việc hình thành cụm ngành.

Theo Bizlive.vn

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...