Liệu vaccine ngừa Covid-19 có trở thành mũi tiêm định kỳ hàng năm?

Một số nhà khoa học cho rằng chúng ta sẽ cần phải thực hiện các mũi tiêm ngừa Covid-19 hàng năm.
Liệu vaccine ngừa Covid-19 có trở thành mũi tiêm định kỳ hàng năm?

Tuy vẫn chưa chính thức xác nhận về sự cần thiết của vaccine Covid-19 trong tương lai, nhưng một số chuyên gia cho rằng những mũi tiêm này nên được lặp lại hàng năm, tương tự như mũi tiêm ngừa cúm mùa. 

"Để giữ Covid-19 trong tầm kiểm soát, chúng ta có thể sẽ cần một số hình thức tiêm chủng định kỳ, cho dù là hàng năm hay hai năm một lần hoặc 5 năm một lần, chúng ta vẫn chưa có được câu trả lời chắc chắn. Tôi nghĩ rằng điều đó sẽ được quyết định khi có thêm được các dữ liệu cần thiết, "Tiến sĩ Archana Chatterjee, hiệu trưởng của Trường Y khoa Chicago tại Đại học Rosalind Franklin cho biết. 

Ủy ban tư vấn về vaccine và sản phẩm sinh học có liên quan của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ họp vào ngày 6/4 để thảo luận về sự cần thiết của các liều vaccine tăng cường trong tương lai, bao gồm tần suất tiêm chủng. Đại diện từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ và Viện Y tế Quốc gia cũng sẽ tham gia cuộc họp. Cuộc họp sẽ nhằm hỗ trợ FDA trong việc phát triển một "khuôn khổ chung" về việc tiêm vaccine Covid-19 (cơ bản và tăng cường) cũng như đảm bảo việc cập nhật cấu trúc vaccine để nhắm mục tiêu các biến thể virus cụ thể.

Tiến sĩ Peter Marks, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đánh giá Sinh học của FDA cho biết: “Việc phòng ngừa bằng vaccine vẫn là biện pháp bảo vệ tốt nhất để chống lại virus và bất kỳ hậu quả nghiêm trọng nào có thể xảy ra”. 

“Giờ là lúc để thảo luận về sự cần thiết của các mũi tiêm tăng cường trong tương lai vì chúng tôi mong muốn thế giới có thể tiến lên phía trước một cách an toàn, với Covid-19 trở thành một loại virus giống như những virus cúm mà chúng ta đã điều trị và ngăn ngừa,” TS. Marks cho. “Việc tập hợp một hội đồng chuyên gia cố vấn khoa học trong một cuộc thảo luận cởi mở, minh bạch về tiêm chủng tăng cường là một bước quan trọng để có được cái nhìn sâu sắc, lời khuyên và ý kiến ​​đóng góp khi chúng tôi chuẩn bị xây dựng những quy chuẩn tốt nhất để giải quyết dịch bệnh Covid-19 và các biến thể virus trong tương lai. "

Một ngày trước khi FDA công bố ngày họp, cựu Ủy viên FDA, Tiến sĩ Scott Gottlieb cho biết ông cũng nghĩ rằng vaccine Covid-19 có thể trở thành mũi tiêm hàng năm. "Tôi nghĩ rằng vaccine ngừa Covid-19 nên trở thành mũi chủng ngừa hàng năm, ít nhất là trong tương lai gần, cho đến khi chúng ta thực sự hiểu về các yếu tố dịch tễ học của căn bệnh này và chắc chắn rằng chúng sẽ dần biến mất như 4 chủng corona tuần hoàn đã được biết đến trước đây.”

Sự xuất hiện của virus corona lây nhiễm sang người lần đầu tiên được xác định vào những năm 1960, và trong số đó có chủng lưu hành gây cảm lạnh thông thường. Các virus corona khác ở người là hội chứng hô hấp Trung Đông MERS; hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng SARS; và SARS-CoV-2, loại virus gây ra đại dịch Covid-19.

Rõ ràng là virus corona gây ra Covid-19 sẽ không sớm biến mất. Thay vào đó, một số nhà nghiên cứu nói rằng đại dịch sẽ chuyển sang giai đoạn lưu hành, và Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu, có nghĩa là một căn bệnh thường xuyên xuất hiện trong một quần thể nhưng không ảnh hưởng đến số lượng lớn một cách đáng báo động, như thường thấy trong một đại dịch. Vì vậy, SARS-CoV-2 vẫn có thể lưu hành, nhưng hy vọng nó sẽ ở mức thấp để không còn lấn át hệ thống y tế của chúng ta.

Các mũi tiêm tăng cường trong tương lai

Tiến sĩ Abraar Karan, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Stanford cho biết: “Theo ý kiến của tôi, virus sẽ không hoàn toàn biến mất, sẽ có những đợt tái phát và khả năng miễn dịch của chúng ta cũng sẽ suy yếu theo thời gian, đặc biệt là trước một biến thể mới.” Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng miễn dịch chống lại Covid-19 được tạo ra bởi vắc xin Pfizer/BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson có thể suy giảm sau vài tháng, đặc biệt là ở những người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu hơn. 

Liệu vaccine ngừa Covid-19 có trở thành mũi tiêm định kỳ hàng năm? ảnh 1

Trong tương lai, những mũi vaccine tăng cường có thể sẽ khác hoàn toàn với vaccine hiện có hiện nay. 

Một số công ty, bao gồm Pfizer và Moderna, đang phát triển vaccine nhắm đến các biến thể cụ thể dành cho các mũi tiêm tăng cường. Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla cho biết công ty cũng đang hy vọng tạo ra một loại vắc xin có thể bảo vệ cơ thể khỏi biến thể omicron cũng như tất cả các biến thể khác của SARS-CoV-2.

Moderna và công ty công nghệ sinh học Novavax cũng đang nghiên cứu một loại vaccine 2 trong 1 có thể chống lại cả bệnh cúm mùa và Covid-19. "Mục tiêu của chúng tôi là có thể tạo ra một mũi tiêm nhắc lại hàng năm để đối phó với các loại virus corana”, Giám đốc điều hành của Moderna, Stéphane Bancel, cho biết tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới vào tháng Giêng về một loại vaccine duy nhất cho cả Covid-19, cúm và virus gây suy hô hấp." Sẽ có những lợi ích về mặt hậu cần: Số lượng mũi tiêm sẽ được giảm đi, không phải lưu trữ nhiều loại vaccine khác nhau, lợi ích cho các cơ sở bảo quản đang phân phối.” Nhưng bà Bancel nói thêm rằng cũng có một số hạn chế. "Có một số vấn đề khác nhau khi kết hợp vaccine. Bạn phải đảm bảo rằng chúng hoạt động cùng nhau, và điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Đôi khi, các thành phần vaccine có thể ảnh hưởng lẫn nhau và không tạo nên được phản ứng miễn dịch như mong đợi. Ngoài ra còn yếu tố an toàn. Khi kết hợp nhiều loại vaccine với nhau, khả năng cao sẽ gây ra nhiều phản ứng hơn, đặc biệt là phản ứng cục bộ."

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...