WHO đưa ra khuyến nghị tạm thời về phương thức kết hợp vaccine Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra các khuyến nghị tạm thời về việc kết hợp vaccine Covid-19 từ các nhà sản xuất khác nhau cho cả liều thứ hai và mũi tiêm tăng cường.
WHO đưa ra khuyến nghị tạm thời về phương thức kết hợp vaccine Covid-19

Cơ quan y tế toàn cầu cho biết, tùy thuộc vào tình trạng có sẵn, vaccine mRNA (như Pfizer và Moderna) có thể được sử dụng làm liều tiếp theo sau các mũi tiêm vaccine vectơ AstraZeneca và ngược lại.

AstraZeneca và bất kỳ loại vắc xin mRNA nào cũng có thể được sử dụng sau những liều vaccine ban đầu của Sinopharm, WHO cho biết.

Vaccine vectơ như AstraZeneca có chứa “hướng dẫn” tạo kháng nguyên chống lại Covid-19, trong khi vaccine mRNA sử dụng mã gen từ virus SARS-CoV-2 để thúc đẩy phản ứng miễn dịch ở người nhận. Vaccine bất hoạt lấy chính virus SARS-CoV-2 và sau đó bất hoạt hoặc tiêu diệt nó bằng chất hoá học, nhiệt hoặc bức xạ. 

Các hướng dẫn nêu trên được phát triển dựa trên lời khuyên từ Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO về vaccine vào đầu tháng này.

Một nghiên cứu lớn mới đây cho thấy liều đầu tiên của các mũi tiêm AstraZeneca hoặc Pfizer, khi kết hợp cùng mũi tiêm Moderna 9 tuần sau đó sẽ gây ra phản ứng miễn dịch tốt hơn.

Tuy nhiên, WHO cho biết việc kết hợp vaccine cũng cần tính đến dự báo nguồn cung, khả năng tiếp cận và lợi ích cũng như rủi ro của vaccine Covid-19 đang được sử dụng.

Nhiều quốc gia đã đi trước trong việc kết hợp vaccine khi phải đối mặt với số lượng ca nhiễm mới tăng vọt, nguồn cung cấp thấp hay tiêm chủng chậm do một số lo ngại về an toàn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...