‘Lộ diện’ hoạt động kinh doanh của Công ty Đức Minh, đơn vị nhập lượng kit test Covid-19 ‘khủng’

Hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị y tế, doanh thu mỗi năm của Y tế Đức Minh lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận 2% doanh thu, tỷ lệ này là rất thấp nếu so với các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng lĩnh vực.
Doanh thu lớn, lợi nhuận mỏng, Công ty y tế Đức Minh là đơn vị nhập lượng kit test Covid-19 "khủng" mới được Tổng cục Hải quan công bố. (Ảnh: Int)
Doanh thu lớn, lợi nhuận mỏng, Công ty y tế Đức Minh là đơn vị nhập lượng kit test Covid-19 "khủng" mới được Tổng cục Hải quan công bố. (Ảnh: Int)

“Lộ diện” đơn vị nhập lượng kit test Covid-19 lớn

Thời gian gần đây, thông tin Tổng cục Hải quan công bố số liệu nhập khẩu kit test Covid-19 của một doanh nghiệp lên đến hàng nghìn tỷ đồng, “khủng” hơn cả Việt Á, đang gây xôn xao dư luận. Công ty Cổ phần Y tế Đức Minh ngay sau đó đã có phản hồi với các cơ quan báo chí và cho rằng đang có sự nhầm lẫn về số liệu.

Về số liệu tổng kim ngạch nhập khẩu test Covid trong hai năm 2020-2021 là 3.437 tỷ, Y tế Đức Minh cho rằng, test xét nghiệm Covid dùng cho máy PCR được nhập khẩu từ Tây Ban Nha có số lượng 1,1 triệu test, trị giá 121 tỷ đồng, trong đó 1 triệu test công ty đã thực hiện dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho bên thứ 3 để sử dụng cho mục đích tài trợ và các chương trình từ thiện.

Test xét nghiệm Covid dùng cho máy PCR được nhập khẩu từ Hàn Quốc có số lượng 8,2 triệu test, trị giá 806 tỷ đồng, trong đó 8 triệu test công ty đã thực hiện dịch vụ nhập khẩu theo Quyết định số 7060/QD-BYT-KH-TC ngày 26/8/2021 để bên thứ ba sử dụng cho mục đích tài trợ và hỗ trợ cung cấp phi lợi nhuận cho các cơ sở y tế trong nước (bên thứ ba trực tiếp đàm phán và ký hợp đồng với nhà sản xuất, công ty Đức Minh thực hiện dịch vụ nhập khẩu).

Y tế Đức Minh cho rằng trong tổng số lượng đã nhập khẩu, số lượng test xét nghiệm Covid dùng cho máy PCR mà công ty đã nhập khẩu ủy thác và làm dịch vụ nhập khẩu cho bên thứ ba chiếm tỷ trọng 95,89%. Cung cấp trực tiếp cho các cơ sở y tế là 4,11% (bao gồm cả tài trợ cho các cơ sở y tế và các đơn vị phòng chống dịch).

Test nhanh tại chỗ được công ty này nhập khẩu từ Hàn Quốc có số lượng khoảng 25 triệu test (không phải là 41 triệu test như Thông cáo báo chí của Tổng cục Hải quan ngày 11/2 vừa qua, với tổng giá trị hơn 2.509 tỷ đồng).

Trong khoảng 25 triệu test đó công ty đã thực hiện dịch vụ nhập khẩu ủy thác cho bên thứ ba là 5,94 triệu test và làm dịch vụ nhập khẩu 18 triệu test theo Quyết định số 7060/QD-BYT-KH-TC ngày 26/8/2021 (bên thứ ba trực tiếp đàm phán và ký hợp đồng với nhà sản xuất, công ty Đức Minh thực hiện dịch vụ nhập khẩu). Đại đa số các kit test nhanh này cũng được bên thứ ba sử dụng cho mục đích tài trợ và hỗ trợ cung cấp phi lợi nhuận cho các cơ sở y tế trong nước.

Như vậy, trong tổng số lượng đã nhập khẩu, số lượng test nhanh Covid mà công ty Cổ phần Y tế Đức Minh nhập khẩu ủy thác và làm dịch vụ nhập khẩu cho bên thứ ba chiếm tỷ trọng 92,57%.

Theo công ty này, số lượng test mà Đức Minh kinh doanh, cung cấp trực tiếp cho các cơ sở y tế chỉ chiếm 7,27% (bao gồm cả tài trợ cho các cơ sở y tế và các đơn vị phòng chống dịch). Số lượng nhập viện trợ của Nhà sản xuất cho Bộ Y tế cùng các cơ sở y tế - hỗ trợ các đơn vị phòng chống dịch là 0,15%.

Doanh thu hàng nghìn tỷ nhưng chỉ lãi mỏng

Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty CP Y tế Đức Minh được thành lập từ năm 2001, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, kinh doanh mặt hàng các hóa chất, chất xét nghiệm và máy móc, thiết bị y tế phục vụ chuẩn đoán trong y tế. Công ty có địa chỉ tại số 51, ngõ 205, ngách 323/83, đường Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Người đại điện theo pháp luật là ông Nguyễn Bình Minh - Tổng Giám đốc, cũng là một trong những cổ đông sáng lập công ty. Theo đăng ký kinh doanh thay đổi vào tháng 3/2017, ông Minh là cổ đông lớn nhất nắm giữ đến 90% vốn tại Y tế Đức Minh, bà Nguyễn Thị Xuân Hồng và ông Lê Quốc Hoàn mỗi người góp 5% cổ phần.

Từ đó đến nay, Y tế Đức Minh đã 2 lần thực thực hiện tăng vốn qua đó nâng vốn đều lệ lên 45 tỷ đồng vào tháng 11/2018 và 60 tỷ đồng vào tháng 3/2020. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn góp của các cổ đông không được đề cập trong đăng ký kinh doanh thay đổi.

Bên cạnh việc tăng vốn, các khoản lợi nhuận giữ lại đã giúp vốn chủ sở hữu của đơn vị này liên tục tăng qua từng năm và đạt 144,2 tỷ đồng vào cuối năm 2020. Quy mô tài sản thậm chí đã tăng gấp đôi so với cuối năm 2016 lên mức 484 tỷ đồng chủ yếu do tăng nợ phải trả. Tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản đều đã vượt trên 70% trong 2 năm 2019 và 2020.

Hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị y tế - mặt hàng có giá trị lớn, doanh thu mỗi năm của Y tế Đức Minh lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng. Từ năm 2016, doanh thu của công ty liên tục tăng mạnh và đạt mức 1.186 tỷ đồng vào năm 2019, tăng 35% so với năm trước và gấp đôi sau 3 năm. Tuy nhiên, doanh thu của đơn vị này đã chững lại khi giảm nhẹ xuống mức 1.147 tỷ đồng vào năm 2020.

Doanh thu tăng mạnh, lợi nhuận của đơn vị nhập khẩu thiết bị y tế này cũng liên tục tăng qua từng năm trong giai đoạn 2016-2020. Năm 2020, Y tế Đức Minh lãi thuần 26,4 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước nhưng vẫn chỉ tương đương 2% doanh thu. Tỷ lệ này là rất thấp nếu so với các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng lĩnh vực đang niêm yết dù doanh thu của công ty không hề thua kém.

Theo đại diện của Y tế Đức Minh, tổng doanh thu năm 2021 đạt 1.100 tỷ đồng trong đó doanh thu nhập khẩu ủy thác test Covid trong năm 2021 chiếm 572 tỷ đồng còn doanh thu test covid công ty bán trực tiếp chỉ ở mức 163 tỷ đồng. Công ty đã nộp thuế giá trị gia tăng hàng kit test Covid nhập khẩu 163,7 tỷ đồng, trong đó thuế đóng hộ cho dịch vụ nhập khẩu kit test Covid là 148 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…