Lỗ kỷ lục, DAP-Vinachem vẫn được VIB, Vietinbank… gật đầu gia hạn nợ

Báo cáo tài chính quý 3 của Công ty CP DAP-Vinachem tiếp tục ghi nhận mức lỗ kỷ lục lên đến 324 tỷ đồng. Đây là quý thứ 3 doanh nghiệp (DN) này báo lỗ trong năm 2016.
Lỗ kỷ lục, DAP-Vinachem vẫn được VIB, Vietinbank… gật đầu gia hạn nợ

Trong bối cảnh “con nợ” khó khăn, nhiều “ông lớn” ngân hàng đã phải gật đầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Do việc tiêu thụ hàng gặp nhiều khó khăn, DDV đã phải “xin” VIB cơ cấu lại thời gian trả nợ và được ngân hàng này gật đầu đồng ý.

Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), quý 3/2016, công ty CP DAP-Vinachem (Upcom: DDV) tiếp tục thua lỗ, khiến lỗ lũy kế 9 tháng tăng lên 324 tỷ đồng. Kết thúc quý 3/2016, DDV lỗ ròng gần 112 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2015 có lãi gần 15,8 tỷ đồng. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp DDV báo lỗ.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, DDV ghi nhận doanh thu hơn 841.8 tỷ đồng, giảm 54% so với cùng kỳ năm 2015 và chỉ tương đương 29% kế hoạch năm. Khoản lỗ ròng 9 tháng ở mức 324 tỷ đồng.

Tính đến 30/09/2016, DDV đang có khoản lỗ lũy kế gần 321 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn gần 1,145 tỷ đồng, giảm 24% so với thời điểm đầu năm.Trong quý 3/2016, DDV đạt doanh thu thuần hơn 262.3 tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, giá vốn hàng bán ở mức 324.5 tỷ đồng, khiến DDV lỗ gộp hơn 62 tỷ đồng. Tính tới thời điểm 30/09/2016, nợ vay tài chính của DDV đang ở mức 817 tỷ đồng, gồm gần 682 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và gần 135.4 tỷ đồng nợ vay dài hạn.

Mặt khác, DDV cũng tồn lượng lớn hàng với giá trị hơn 732 tỷ đồng, chiếm 84% tài sản ngắn hạn của công ty. Nguyên nhân của việc DN này lỗ nặng là do gặp khó trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Giá bán giảm sâu ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.

Việc tiêu thị hàng gặp nhiều khó khăn đã khiến DDV không đảm bảo được thời gian trả nợ đúng hạn theo hợp đồng đã ký và phải xin nhiều ông lớn ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ. Lãi suất vay ngân hàng tăng do xin gia hạn nợ cũng là lý do khiến DN này thêm oằn vai với nợ nần.

Cụ thể, hợp đồng tín dụng ký ngày 13/5/2015 giữa Vietinbank Chi nhánh Hà Nội hạn mức tín dụng 700 tỷ đồng, thời hạn duy trì mức tín dụng đến hết ngày 12/8/2016, lãi suất vay 5% đươc ghi trên từng khế ước nhận nợ và được điều chỉnh 1 tháng/1 lần. Thời hạn vay tối đa không quá 6 tháng.

Do việc tiêu thị hàng gặp nhiều khó khăn, không đảm bảo được thời gian trả nợ đúng hạn theo hợp đồng đã ký nên ngày 28/4/2016, DDV đã có công văn gửi ngân hàng đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Ngày 23/5/2016, Vietinbank đã đồng ý cơ cấu lại nợ với lãi suất vay là 9%/năm, áp dụng cho tất cả các khoản dư nợ tại ngân hàng tính từ thời điểm cơ cấu.

Công ty cũng đã có công văn đề xuất VIB Chi nhánh Hồng Bàng- Hải Phòng cơ cấu lại thời hạn trả nợ hợp đồng tín dụng hạn mức 200 tỷ đồng và được VIB gật đầu đồng ý. 

Trao đổi với PV Báo Kinh tế & Đô thị, ông Ngô Mạnh Hoài- Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất (trong đó DAP-Vinachem là một công ty thành viên) cho hay, nguyên nhân gây lỗ của một số công ty thành viên Tập đoàn như Xà phòng Hà Nội, Đạm Ninh Bình, DAP- Vinachem là do giá than, giá dầu tăng cao, giá bán đạm và DAP liên tục giảm thấp kéo dài.

Tập đoàn đã báo cáo các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Các DN thành viên đang sản xuấtn kinh doanh thua lỗ này đã được Tập đoàn thực hiện giám sát tài chính đặc biệt theo quy định của pháp luật có liên quan.

Nha Trang

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...