Loại bỏ tư cách cổ đông của Hà Bảo tại Ocean Group là không có căn cứ

Theo TAND quận Ba Đình, mặc dù Hà Bảo đang trong quá trình giải thể nhưng doanh nghiệp và người đại diện vẫn tếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Do đó, việc loại bỏ tư cách
Loại bỏ tư cách cổ đông của Hà Bảo tại Ocean Group là không có căn cứ

Tòa án Nhân dân (TAND) quận Ba Đình vừa ban hành Quyết định Thay đổi Biện pháp Khẩn cấp Tạm thời số 146/2018/QĐ-BPKCTT hủy Nghị quyết Đại hội cổ đông 2018 của CTCP Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group, mã: OGC).

Theo quan điểm của Tòa án quận Ba Đình, mặc dù Hà Bảo bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vì lí do DN ngừng hoạt động 1 năm, được coi là đang trong quá trình giải thể thì DN và người đại diện theo pháp luật của DN vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Do đó, đại diện chủ sở hữu của Hà Bảo là bà Nguyễn Thanh Hương, đại diện theo ủy quyền vẫn có các quyền và nghĩa vụ theo pháp luật. Việc loại bỏ tư cách cổ đông, không cho Hà Bảo tham gia họp ĐHCĐ thường niên lần 3 năm 2018 của Ocean Group là không có căn cứ.

Trước đó, ngày 15/8/218, Ocean Group đã thực hiện tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ năm 2018 lần 3. Tuy nhiên, Ocean Group đã không thực hiện thủ tục đăng ký tư cách cổ đông cho Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo (công ty của ông Hà Văn Thắm, sở hữu 84.779.140 cổ phần, chiếm 28,3% cổ phần có quyền biểu quyết công ty, ủy quyền cho bà Nguyễn Thanh Hương là đại diện).

Theo Ocean Group,  "68.779.140 cổ phiếu đứng tên Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo và 3.333.333 cổ phiếu đứng tên Hà Văn Thắm bị kê biên, xử lý. Số tài sản kê biên này để thi hành án đảm bảo cho nghĩa vụ của Hà Văn Thắm với Nhà nước, vì vậy Hà Văn Thắm và Doanh nghiệp tư nhân Hà Bảo không được sử dụng tài sản này để tham gia thỏa thuận dưới bất kì hình thức nào, trong đó bao gồm cả quyền thỏa thuận với các cổ đông khác tại Ocean Group, không được thực hiện quyền chủ sở hữu, quyền định đoạt, quyền cổ đông tại Ocean Group từ thời điểm bản án có hiệu lực cho đến khi Hà Văn Thắm thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án".

Bức xúc trước hành động này của Ocean Group, nhóm cổ đông Hà Bảo đã gửi đơn kiện lên TAND quận Ba Đình yêu cầu hủy Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2018 với lý do Tập đoàn đã vi phạm thủ tục đăng ký cổ đông dự họp, không được tổ chức trong vòng 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Liên quan đến quyết định mới đây của TAND quận Ba Đình, Chủ tịch HĐQT Ocean Group Lê Quang Thụ đã có chia sẻ rằng Ocean Group đã nộp đơn kháng cáo lên TAND quận Ba Đình, TAND Thành phố Hà Nội.

Đáng chú ý, việc nhóm cổ đông Hà Bảo được “cởi trói” ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của Ocean Group sẽ diễn ra vào ngày 27/4 tới. Đây cũng là Đại hội kết thúc nhiệm kỳ 2014 – 2019 theo đúng quy định của pháp luật.

Năm 2019, Ocean Group đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 55 tỷ đồng và LNST 16 tỷ đồng, bằng 1/3 lợi nhuận thực hiện năm 2018. Ocean Group cho rằng các chỉ tiêu kinh tế hợp nhất của toàn Tập đoàn có số liệu ảnh hưởng trọng yếu chiếm tới 90% là từ CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (mã: OCH). Do trong kế hoạch kinh doanh năm 2019 của OCH có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế, đó là việc khách sạn Sunrise Hội An đã bị kê biên để xử lý khoản nợ của Công ty IOC (công ty con của OCH).

>> Quý 1/2018: Ocean Group báo lãi 25 tỷ đồng, trả nợ NCB hơn 290 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...