“Lockdown” tại Việt Nam có thể khiến giá cà phê "tương đối cao" cho đến năm 2022

Fitch Solutions cho biết, giá cà phê có thể ở mức “tương đối cao” cho đến năm 2022 do nguồn cung hạn chế từ các nhà sản xuất lớn Brazil, Việt Nam và Colombia.
“Lockdown” tại Việt Nam có thể khiến giá cà phê "tương đối cao" cho đến năm 2022

Việc “lockdown” vì Covid-19 của Việt Nam đã ảnh hưởng đến nguồn cung cà phê toàn cầu - và giá cà phê có thể vẫn sẽ ở mức “tương đối cao” cho đến năm 2022, công ty tư vấn kinh tế Fitch Solutions cho biết.

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới và hiện đang phải chống chọi với đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất kể từ đầu đại dịch. Việc đóng cửa trung tâm xuất khẩu là Thành phố Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng đến các chuyến hàng cà phê và các hàng hóa khác ra nước ngoài.

Trong tháng 8, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 8,7% so với tháng 7 xuống còn 111.697 tấn, Reuters đưa tin, trích dẫn dữ liệu hải quan. Từ tháng 1 đến tháng 8, Việt Nam xuất khẩu 1,1 triệu tấn cà phê - thấp hơn 6,4% so với một năm trước, nhưng doanh thu xuất khẩu cà phê tăng 2% lên khoảng 2 tỷ USD, hãng tin cho biết.

Xuất khẩu và sản lượng của Việt Nam giảm cũng như các nhà sản xuất hàng đầu khác đã tác động động đến giá cà phê toàn cầu. Theo dữ liệu của Refinitiv, giá cà phê arabica đã tăng khoảng 45,8% trong năm nay, trong khi giá cà phê robusta tăng 52,2%.

Brazil, nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, đã trải qua những đợt băng giá và hạn hán làm hư hại mùa màng. Thời tiết xấu cũng ảnh hưởng đến thu hoạch của Colombia và sự xuất hiện của biến thể Covid-19 “mu” ở nước này cũng có thể dẫn đến những hạn chế kéo dài và tình trạng thiếu lao động, Fitch Solutions nhấn mạnh trong một báo cáo tuần trước.

“Đồng thời, nhu cầu - ít nhất là ở châu Âu và Mỹ - sẽ tăng lên trong những tháng tới khi các hạn chế xã hội dần được dỡ bỏ, cho phép các cửa hàng cà phê mở cửa trở lại,”. 

Fitch Solutions đã nâng dự báo năm 2021 đối với giá cà phê arabica trung bình từ 1,35 USD / pound lên 1,60 USD / pound. Công ty cũng đã điều chỉnh dự báo cho năm 2022 từ 1,25 USD/pound lên 1,50/ pound.

Tình hình Covid-19 ở Việt Nam

Vào năm 2020, Việt Nam chỉ báo cáo 1.465 trường hợp nhiễm bệnh và 35 trường hợp tử vong vì Covid-19, theo số liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp. Nhưng năm nay, làn sóng dịch bệnh thứ 4 đã có tác động lớn tới Việt Nam, với 635.000 ca nhiễm và 15.900 trường hợp tử vong tính đến 14/9, dữ liệu cho thấy.

Giống như nhiều nước láng giềng Đông Nam Á, Việt Nam đang phải vất vả để ngăn chặn biến thể delta có khả năng lây nhiễm cao. Hiện chỉ 5,7% dân số Việt Nam đã được tiêm chủng đầy đủ, thống kê chính thức do Our World in Data tổng hợp cho thấy.

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu. Giãn cách xã hội và đóng cửa nhà máy để ngăn ngừa dịch bệnh đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của đất nước - ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa toàn cầu từ cà phê đến quần áo và chất bán dẫn.

Các nhà sản xuất trang phục thể thao lớn Nike, Under Armour và Lululemon; cũng như nhà sản xuất chip Samsung Electronics nằm trong số các công ty toàn cầu đã phải đối mặt với sự gián đoạn tại Việt Nam.

Triển vọng cho cà phê

Fitch Solutions cho biết các hạn chế của Covid-19 có thể sớm được dỡ bỏ dần dần, do đó, sự gián đoạn đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ chỉ là trong thời gian ngắn.

Công ty cho biết thêm, sản lượng cà phê của Brazil cũng sẽ phục hồi “khá nhanh” khi điều kiện thời tiết được cải thiện. 

Điều đó có nghĩa là nguồn cung cà phê toàn cầu có thể bắt đầu phục hồi trong niên vụ 2022/2023, với giá arabica trung bình hàng năm giảm xuống còn 1,20 USD / pound vào năm 2023, Fitch Solutions dự đoán. “Các chương trình của chính phủ sẽ hỗ trợ sản xuất ở nhiều nhà sản xuất châu Á và Mỹ Latin chủ chốt, bao gồm Colombia và Việt Nam. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ dường như đang đạt đỉnh ở nhiều người tiêu dùng chính lớn, chẳng hạn như EU-27 và Nhật Bản.”

CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...