Lợi nhuận Bảo hiểm PVI giảm 11% so với cùng kỳ

Năm 2024, PVI ghi nhận lợi nhuận giảm 11% so với cùng kỳ, xuống còn gần 851 tỷ đồng...

Lợi nhuận Bảo hiểm PVI giảm 11% so với cùng kỳ

Theo báo cáo tài chính mới nhất của Công ty Cổ phần PVI (mã chứng khoán: PVI), năm 2024 đánh dấu một năm đầy thách thức khi lợi nhuận của tập đoàn bảo hiểm này giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính được cho là do chi phí bồi thường tăng cao sau thiệt hại từ cơn bão Yagi, cùng với những biến động trong hoạt động tài chính.

Trong quý 4/2024, PVI ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn 4.685 tỷ đồng, tăng hơn 21% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá vốn bán hàng chỉ chiếm 40,65% tổng doanh thu năm nay, tương đương 1.904 tỷ đồng.

Tuy nhiên, lãi gộp từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm lại giảm 35%, chỉ còn hơn 156 tỷ đồng. Nguyên nhân là do chi phí kinh doanh bảo hiểm tăng mạnh, lên đến 32%, trong đó chi phí bồi thường bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm tăng lần lượt 22% và 49%.

Về hoạt động tài chính, PVI thu về gần 193 tỷ đồng lợi nhuận, duy trì mức ổn định so với cùng kỳ. Mặc dù lãi từ tiền gửi và đầu tư trái phiếu giảm nhẹ (9% và 4%), khoản lãi chênh lệch tỷ giá lại tăng đáng kể, lên đến 99%. Tuy nhiên, sự sụt giảm trong cả hai mảng kinh doanh bảo hiểm và tài chính đã khiến lãi ròng của PVI trong quý 4/2024 chỉ đạt gần 60 tỷ đồng, giảm 44% so với cùng kỳ.

Xét cả năm 2024, PVI đạt doanh thu tăng 38,83% so với năm trước, tương đương 20.354 tỷ đồng, tuy nhiên, lãi ròng chỉ đạt gần 887 tỷ đồng, giảm hơn 11% so với năm 2023.

Đáng chú ý, lãi gộp từ bảo hiểm bị giảm 9%, xuống còn hơn 950 tỷ đồng, nguyên nhân là do PVI chịu áp lực từ chi phí bồi thường tăng cao trong hai quý cuối năm do ảnh hưởng của bão Yagi. Bên cạnh đó, lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng giảm 6%, chỉ còn gần 878 tỷ đồng, do lãi tiền gửi giảm 7% và lỗ chênh lệch tỷ giá tăng 38%. Lãi cổ phiếu trong năm 2024 cũng giảm, chỉ còn 36,8 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2024, tổng tài sản của PVI đạt hơn 31.753 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Trong đó, nợ phải trả tăng 25%, lên gần 23.455 tỷ đồng, chủ yếu do dự phòng phải trả ngắn hạn tăng 25%.

Một điểm đáng chú ý khác là PVI hiện nắm giữ hơn 10.000 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn từ 3 đến 12 tháng, tăng 18% so với đầu năm. Ngoài ra, công ty cũng tăng cường đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, với giá trị lên đến 4.076 tỷ đồng, tăng 48% so với đầu năm.

Cuối năm 2024, PVI cũng ghi nhận một khoản vay ngắn hạn trị giá 200 tỷ đồng từ Vietcombank. Tài sản đảm bảo cho khoản vay này là Tòa nhà Văn phòng 2 tại khu đô thị Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

anh-chup-man-hinh-2025-02-03-luc-163546.png
Biến động của cổ phiếu PVI trong 6 tháng qua

Trên thị trường chứng khoán, khép lại phiên giao dịch ngày 3/2, cổ phiếu PVI nhích 0,79%, đạt 63.500 đồng/cổ phiếu. So với mức đáy 44.400 đồng/cổ phiếu hồi đầu tháng 9/2024, mã này đã bật tăng 43,02%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...