Lợi nhuận “ông trùm” xây dựng Coteccons lại lao dốc

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Coteccons đạt 10.037 tỷ đồng doanh thu thuần và 312,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 20% và 56% so với nửa đầu năm 2018.
Lợi nhuận “ông trùm” xây dựng Coteccons lại lao dốc

CTCP xây dựng Coteccons (mã:CTD) vừa công bố kết quả kinh doanh quý II và 6 tháng năm 2019.

Theo đó, trong quý II, doanh thu thuần của công ty đạt 5.788 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cơ cấu doanh thu, mảng doanh thu từ hợp đồng xây dựng đóng góp lớn nhất (99%) trong kỳ này đã giảm 30%.

Trong khi đó giá vốn đã chiếm trên 5.604 tỷ khiến lợi nhuận gộp thu về chỉ còn 183,9 tỷ đồng, tương đương bằng 32% lợi nhuận gộp cùng kỳ năm ngoái.

Cùng với đó, trong kỳ này, Coteccons còn lỗ hơn 10,5 tỷ đồng từ công ty liên kết và lợi nhuận khác cũng giảm tới 57% so với cùng kỳ, chỉ lãi hơn 6,1 tỷ.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý II đạt 123,8 tỷ đồng, giảm 71% so với quý II/2018. Đây là quý Coteccons có lợi nhuận thấp nhất tính từ năm 2015 đến nay.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty ghi nhận 10.037 tỷ đồng doanh thu thuần và 312,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt giảm 20% và 56% so với nửa đầu năm 2018.

Tính đến 30/06/2019 tổng tài sản Coteccons đạt hơn 15.598 tỷ đồng, giảm 1.225 tỷ đồng so với đầu kỳ chủ yếu do giảm các khoản phải thu ngắn hạn. Tổng nợ phải trả đạt 7.577 tỷ đồng, giảm 1.283 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó không ghi nhận khoản vay nợ thuê tài chính nào.

Vốn chủ sở hữu đạt 8.020,8 tỷ đồng trong đó Coteccons có 3.039 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần, 3.998 tỷ đồng quỹ đầu tư phát triển và 630,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

Năm 2019, Coteccons đặt mục tiêu đạt 27.000 tỷ đồng doanh thu, giảm 5% và 1.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 14% so với năm 2018. Theo đó kết thúc nửa đầu năm 2019 công ty mới hoàn thành được 37% mục tiêu về doanh thu và 24% mục tiêu về lợi nhuận sau thuế.

Mới đây, Quỹ KIM Vietnam Growth Equity Fund đã mua vào 260.000 cổ phiếu CTD qua đó nâng tỷ sở hữu của nhóm quỹ Hàn Quốc này từ 7,68% lên 8,02% vốn cổ phần. Quỹ VOF Investment Limited do Vinacapital quản lý mua thêm 50.000 cổ phiếu CTD, để nâng tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông Vinacapital lên 7%.

Trước đó, Coteccons cũng công bố lợi nhuận quý I đạt 237 tỷ đồng, mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Thông thường, quý 1 là thời điểm doanh thu và lợi nhuận các công ty xây dựng như Coteccons ở mức thấp nhất trong năm, bởi rơi vào dịp Tết. Tuy nhiên, bước sang quý II lợi nhuận của Coteccons cũng không có chuyển biến, thậm chí còn thấp hơn quý I và tiếp tục lập đáy.

Coteccons là công ty xây dựng hàng đầu trên thị trường với hàng loạt các dự án lớn với vai trò tổng thiết kế và thi công (Design & Build). Đây là hình thức "bao thầu trọn gói" mà chỉ những công ty có quy mô lớn mới đủ khả năng thực hiện và Coteccons là công ty mở đầu cho xu hướng này. Nhờ năng lực của mình, Coteccons thường được các nhà đầu tư lớn lựa chọn để xây dựng các công trình.

Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, Coteccon bắt đầu gặp nhiều khó khăn khi thị trường xây dựng cạnh tranh gay gắt. Biên lợi nhuận gộp của Coteccons ngày cảng mỏng trong bối cảnh cơ cấu doanh thu đang trở nên kém hiệu quả hơn và chi phí nguyên liệu tăng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu CTD đang được giao  dịch ở mức 112.500 đ/cp, tăng 13,5% so với mức giá 99.000 đồng/cp hồi giữa tháng 6 với khối lượng giao dịch trong 10 phiên gần đây đạt 137.160 đơn vị.

>> Lợi nhuận quý I Coteccons thấp nhất 4 năm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...