Lợi nhuận quý 1/2024 đi lùi so với cùng kỳ, PGBank vẫn tự tin đặt lợi nhuận năm tăng trưởng mạnh mẽ

Trong bối cảnh kết quả kinh doanh quý 1 kém tích cực, PGBank vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng trưởng mạnh so với năm 2023…

Lợi nhuận quý 1/2024 của PGBank “đi lùi” so với cùng kỳ, đạt 116 tỷ đồng
Lợi nhuận quý 1/2024 của PGBank “đi lùi” so với cùng kỳ, đạt 116 tỷ đồng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Thịnh Vượng và Phát triển (PGBank - mã chứng khoán: PGB) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2024 với kết quả kinh doanh đi lùi.

Theo báo cáo, thu nhập lãi thuần đạt 377,5 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, các khoản thu ngoài lãi hầu hết cũng ghi nhận sụt giảm so với cùng kỳ. Trong đó, lãi từ hoạt động dịch vụ âm 8,8 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 14,1 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng ghi nhận lỗ hơn 1 tỷ đồng. Lãi từ hoạt động khác cũng giảm 64,6%, xuống còn 8,6 tỷ đồng.

Đáng chú ý, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng giảm mạnh xuống còn 26 triệu đồng, tương ứng giảm 519,3 lần so với quý 1/2023.

Trong kỳ, chi phí hoạt động dịch vụ đạt 29,7 tỷ đồng, tăng gấp 3,7 lần so với cùng kỳ. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 18,3% xuống mức 42 tỷ đồng. Cùng với đó, chi phí hoạt động khác cũng giảm 25,5%, còn 287 triệu đồng.

Kết quả, trong quý đầu tiên của năm 2024, PGBank báo lãi trước thuế hơn 116 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 92,8 tỷ đồng, đồng loạt giảm 24,2% so với cùng kỳ quý 1/2023.

Tại ngày 31/3/2024, tổng tài sản PGBank là 58.763 tỷ đồng, tăng 5,9% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng giảm 0,4% xuống 35.185 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 4,2% lên 37.244 tỷ đồng. Nợ xấu cuối quý 1/2024 là 1.033 tỷ đồng, tăng 2,4% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay khách hàng tăng từ 2,85% lên 2,93%.

Trong bối cảnh kết quả kinh doanh quý 1 kém tích cực, PGBank vẫn đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng trưởng mạnh so với năm 2023. Cụ thể, theo tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, PGBank sẽ trình cổ đông mục tiêu kinh doanh với lợi nhuận trước thuế đạt 554 tỷ đồng, tăng gần 58% so với năm 2023.

Ngân hàng này cũng đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 14%, đạt 63.503 tỷ đồng. Đồng thời, tổng huy động vốn dự kiến tăng gần 14%, đạt 56.530 tỷ đồng. Trong đó, huy động vốn thị trường 1 ước đạt 41.230 tỷ đồng, tăng hơn 15%. Dư nợ tín dụng dự kiến đạt 40.476 tỷ đồng, tăng gần 13% so với năm 2023.

Ngoài ra, PGBank cũng đặt mục tiêu thu thuần ngoài lãi chiếm 30% tổng doanh thu và tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong năm nay.

Ban lãnh đạo PGBank cho biết, nền kinh tế Việt Nam năm nay được kỳ vọng có thể bứt phá để trở thành điểm sáng của khu vực với mục tiêu tăng trưởng GDP đạt từ 6 - 6,5%, lạm phát được kiểm soát ở mức 4 - 4,5%.

Đối với ngành ngân hàng nói riêng, PGBank dự báo tăng trưởng tín dụng năm nay sẽ đạt khoảng 15%. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát chặt chẽ tín dụng trong các lĩnh vực rủi ro cao, đồng thời hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh tiềm năng như đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu.

Theo đó, ban lãnh đạo PGBank cho biết sẽ tập trung vào các ngành như sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, thương mại, xây lắp, bất động sản. Đồng thời, lên kế hoạch triển khai gói ưu đãi 1.000 tỷ đồng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, và gói 4.000 tỷ đồng cho khách hàng doanh nghiệp lớn.

Một nội dung đáng chú ý khác, PGBank cũng dự kiến tăng vốn điều lệ lên mức 5.000 tỷ đồng thông qua 2 phương án là phát hành 120 triệu cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu đã được thực hiện xong trong quý 1/2024, qua đó tăng vốn lên mức 4.200 tỷ đồng.

Về phương án tăng vốn thêm 800 tỷ đồng từ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Tại Đại hội cổ đông thường niên 2024 tới đây, Hội đồng quản trị PGBank dự kiến trình thông qua nội dung điều chỉnh tỷ lệ phân phối đối với phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu từ 27% giảm xuống còn hơn 19%.

Cụ thể, PGBank sẽ chào bán cho cổ đông tối đa 80 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Tỷ lệ thực hiện quyền là 4:21, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 21 cổ phiếu sẽ được mua 4 cổ phiếu mới.

Sau khi thực hiện thành công, PGBank sẽ tăng vốn thêm 800 tỷ đồng. Theo ngân hàng này, nguồn vốn tăng thêm dự kiến phân bổ cho các hoạt động gồm: cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn (200 tỷ đồng) và trung -dài hạn của khách hàng (305 tỷ đồng); đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi ngân hàng (230 tỷ đồng) và bổ sung nguồn vốn để mua sắm tài sản cố định (65 tỷ đồng).

Ở một diễn biến khác, PGBank vừa thông báo nhận được đơn xin từ nhiệm của 2 nhân sự cấp cao ngay trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Cụ thể, ông Nguyễn Thành Tô, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối Cân đối và Kinh doanh nguồn vốn xin từ nhiệm với lý do cá nhân. Thời gian đề nghị thôi việc kể từ ngày 21/5/2024.

Cùng lý do trên, Nguyễn Thành Lâm, Thành viên Hội đồng quản trị độc lập cũng xin từ nhiệm từ ngày 16/4/2024.

anh-chup-man-hinh-2024-04-18-luc-210939-87.png
Thị giá cổ phiếu PGB trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 17/4, cổ phiếu PGB đóng cửa ở mức 18.600 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của ngân hàng này trên thị trường đạt khoảng 7.812 tỷ đồng.

Xem thêm

Thị trường vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm

Thị trường vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm

VN-Index trải qua một phiên điều chỉnh tiêu cực với các nhịp giảm điểm gối đầu, sau đó lao dốc mạnh về cuối phiên. Do vậy, nhiều khả năng thị trường vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm trong khi tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át trạng thái giao dịch của các nhà đầu tư…

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank tháng 12/2024: Đi ngang so với cùng kỳ

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank tháng 12/2024: Đi ngang so với cùng kỳ

Trong tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…