Dòng tiền yếu không chịu nổi lực bán, VN-Index tuột mốc 1.200 điểm trước nghỉ lễ

Sự thận trọng của nhà đầu tư khiến thanh khoản giảm mạnh, thị trường chứng khoán thiếu vắng trụ đỡ, VN-Index rơi thêm gần 23 điểm và đánh mất mốc quan trọng 1.200 điểm…

Dòng tiền yếu không chịu nổi lực bán, VN-Index tuột mốc 1.200 điểm trước nghỉ lễ

Kết phiên giao dịch ngày 17/4, chỉ số VN-Index sụt về mốc 1.193,01 điểm, sau khi mất thêm 22,67 điểm. VN30-Index giảm 21,96 điểm tương ứng 1,78%; HNX-Index giảm 2,63 điểm tương ứng 1,15% và UPCoM-Index giảm 0,48 điểm tương ứng 0,55%. Như vậy, chỉ số đại diện thị trường chứng khoán Việt Nam đã "đánh rơi" tổng cộng 100 điểm từ mức đỉnh đã thiết lập năm 2024.

Toàn sàn HOSE có 137 mã tăng giá, 57 mã đứng giá tham chiếu và 348 mã giảm giá. Điều đáng nói là thanh khoản sụt mạnh trong phiên giảm điểm khi giá trị khớp lệnh trên HOSE chỉ đạt 17.025 tỷ đồng.

Bi đát nhất là cổ phiếu chứng khoán khi đa số giảm mạnh hơn VN-Index. Cụ thể, SSI giảm 2,27%, VND giảm 3,73%, VCI giảm 5,65%, HCM giảm 4,57%, VIX giảm 4,76%, BSI giảm 6,14%, CTS giảm 5,79%, ORS giảm 5,02%.

Nhóm bất động sản cũng diễn biến rất tệ. Nhiều cổ phiếu rớt mạnh như VIC giảm 3,02%, NVL giảm 4,44%, PDR giảm 3,95%, DIG giảm 4,32%, NLG giảm 3,31%, KBC giảm 3,59%, DXG giảm 5,38%, CII giảm 3,25%, IJC giảm 3,21%, DPG giảm kịch sàn. Tuy vậy, vẫn có số ít cổ phiếu ngược dòng, tiêu biểu là VPI tăng 1,08%, SZC tăng 1,82%, QCG tăng kịch trần.

Với cổ phiếu ngân hàng, nhiều mã giảm trên 3% như BID, CTG, VPB, MBB, SHB, TPB. Các mã còn lại đa phần giảm điểm. Tuy vậy, số mã tăng không phải là quá ít, có thể kể đến SSB, OCB và NAB tăng nhẹ chưa tới 1%, ấn tượng nhất là LPB tăng tới 3,34%.

Ở nhóm sản xuất, mặc dù sắc đỏ chiếm đa số nhưng không nhiều cổ phiếu giảm sâu, một vài cái tên có thể kể đến GVR giảm 5,6%, GEX giảm 4,08%, BMP giảm 3,17%, PHR giảm 3,04%. Sắc xanh hiện lên ở MSN, VNM, DBC, ACG, IMP.

Cổ phiếu hàng không và bán lẻ đều giao dịch tiêu cực: VJC và HVN lần lượt mất đi 2,45% và 3,33% giá trị; MWG giảm 1%, PNJ giảm 3,55%, DGW giảm 5,76% còn FRT đứng giá tham chiếu.

Cổ phiếu năng lượng phân hoá hơn một chút khi POW tăng 0,46%, còn GAS, PGV và PLX lần lượt mất đi 1,18%, 0,49% và 1,81% giá trị.

Giao dịch khối ngoại không mấy tích cực khi nhóm này bán ròng 991 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Xem thêm

Thị trường hồi phục chỉ mang tính chất kỹ thuật?

Thị trường hồi phục chỉ mang tính chất kỹ thuật?

Thanh khoản giảm so với phiên trước nhưng vẫn ở mức cao, cho thấy dòng tiền có nỗ lực hỗ trợ và hấp thu nguồn cung ở vùng giá thấp. Tín hiệu hỗ trợ hiện tại có thể giúp thị trường tiếp tục diễn biến hồi phục trong thời gian gần tới...

Làm gì khi VN-Index có cú sụt gần 60 điểm?

Làm gì khi VN-Index có cú sụt gần 60 điểm?

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn hạn chế bán tháo ở giai đoạn này, dừng bán và quan sát thị trường. Đồng thời, nếu các nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro cao thì có thể xem xét mua thăm dò với tỷ trọng thấp...

Vì sao cổ phiếu SHB tăng giá bất chấp thị trường “đỏ lửa”

Vì sao cổ phiếu SHB tăng giá bất chấp thị trường “đỏ lửa”

Ngược dòng với đà giảm mạnh của thị trường chứng khoán, cổ phiếu SHB vẫn giữ sắc xanh duy nhất trong rổ VN30 và ngành Ngân hàng. Kết phiên, thị giá SHB tăng 0,44%, đây cũng là một trong 10 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất. Khối lượng giao dịch gần 99 triệu cổ phiếu khớp lệnh...

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...