Thị trường vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm

VN-Index trải qua một phiên điều chỉnh tiêu cực với các nhịp giảm điểm gối đầu, sau đó lao dốc mạnh về cuối phiên. Do vậy, nhiều khả năng thị trường vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm trong khi tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át trạng thái giao dịch của các nhà đầu tư…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thị trường vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm

Sau diễn biến giảm nhanh, mạnh bất ngờ cuối phiên trước, VN-Index trong phiên giao dịch ngày 17/4 phục hồi nhẹ trong phiên sáng lên vùng 1.220 điểm. Áp lực bán sau đó tiếp tục gia tăng mạnh đến từ nhu cầu giảm tỷ trọng đầu cơ, margin... dẫn đến VN-Index giảm về vùng 1.192 điểm, dưới vùng giá hỗ trợ mạnh 1.200 - 1.211 điểm tương ứng vùng giá cao nhất năm 2018.

Lực cầu ngắn hạn có xu hướng gia tăng trở lại trong phiên chiều kéo VN-Index phục hồi trở lại. Kết phiên VN-Index giảm 0,93 điểm (-0,93%) về mức 1.215,68 điểm, duy trì trên vùng giá tâm lý 1.200 điểm dưới ảnh hưởng phục hồi tốt hơn của VN30.

HNX-Index giảm 0,88 điểm (-0,38%) về mức 228,83 điểm. Độ rộng thị trường trên 2 sàn giao dịch vẫn tiêu cực khi có 490 mã giảm giá (16 mã giảm sàn), 207 mã tăng giá (7 mã tăng trần) và 103 mã giữ giá tham chiếu.

Giá trị khớp lệnh trên hai sàn niêm yết đạt 32.976,99 tỷ đồng, giảm 10,98% so với phiên trước, vượt mức trung bình. Áp lực bán vẫn mạnh đột biến ở rất nhiều mã, trong khi các mã đa số phục hồi kém, thanh khoản giảm khi phục hồi.

Khối ngoại gia tăng giao dịch, mua ròng nhẹ trong phiên hôm nay trên HOSE với giá trị 63,59 tỷ đồng; mua ròng trên HNX với giá trị 29,95 tỷ đồng, tập trung nhiều ở cổ phiếu IDC và SHS.

Với diễn biến phục hồi tốt của VN30 trong đó các cổ phiếu ngân hàng có mức độ phục hồi tốt sau phiên giảm mạnh, thanh khoản suy giảm nhưng vẫn cao hơn mức trung bình như LPB (+4,01%), BVB (+2,83%), TCB (+2,48%), MBB (+2,14%).... ngoài các mã vẫn chịu áp lực điều chỉnh như NVB (-5,00%), OCB (-2,85%), MSB (-1,45%)...

Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán một số mã cũng phục hồi tương đối tốt sau phiên giảm mạnh hết biên độ trước, mức độ phân hóa mạnh, thanh khoản vẫn duy trì vượt mức trung bình như CTS (+5,44%), CSI (+2,96%), MBS (+2,15%)... trong khi đa số vẫn chịu áp lực điều chỉnh với IVS (-7,38%), TCI (-5,91%), PSI (-4,88%), VDS (-3,67%)...

Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng có mức độ phục hồi mạnh khi đa số có những thông tin tích cực về kết quả kinh doanh quý 1/2024, giá dầu vẫn duy trì ở mức cao như PVT (+4,58%), PVC (+2,70%), PVS (+2,57%), PVP (+2,42%).... ngoài PSH (-6,99%), POS (-6,51%), CNG (-3,18%)...

Trong khi đó các cổ phiếu bất động sản đa số vẫn tiếp tục chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản đột biến kém tích cực như ASM (-6,20%), NHA (-6,05%), ITC (-5,14%), NVL (-4,55%).... ngoài QCG (+4,33%), NTL (+2,89%), HDC (+2,30%)... phục hồi khá tích cực.

anh-chup-man-hinh-2024-04-17-luc-195548-3697.png
Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Ưu tiên quản trị rủi ro và bán giảm vị thế

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

VN-Index trải qua một phiên điều chỉnh tiêu cực với các nhịp giảm điểm gối đầu, sau đó lao dốc mạnh về cuối phiên. Chỉ số hình thành mẫu nến “marubozu” giảm điểm, bao trùm toàn bộ nến phiên và phủ định lại toàn bộ nỗ lực hồi phục của hôm qua. Do vậy, nhiều khả năng thị trường vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm trong khi tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át trạng thái giao dịch của các nhà đầu tư.

Nhà đầu tư được khuyến nghị hạn chế mua mới đối với các vị thế đang nắm giữ, ưu tiên quản trị rủi ro và bán giảm vị thế, cơ cấu lại danh mục trong các nhịp hồi phục sớm.

Giữ tỷ trọng danh mục ở mức an toàn

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Thị trường đóng cửa với mức thấp nhất phiên kèm thanh khoản giảm, cho thấy dòng tiền hỗ trợ vẫn thận trọng trong việc hỗ trợ thị trường. Tín hiệu hiện tại có thể tiếp tục gây sức ép lên thị trường trong thời gian tới và rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu.

Tuy nhiên, tạm thời thị trường sẽ nhận được hỗ trợ vùng 1.176 – 1.1.82 điểm, vùng MA(200) ngày và cũng là vùng MA(200) tuần, và có dao động thăm dò cung cầu trong thời gian gần tới.

Do vậy, quý nhà đầu tư cẩn trọng và giữ tỷ trọng danh mục ở mức an toàn, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu tại vùng hỗ trợ để đánh giá lại trạng thái của thị trường. Hiện tại vẫn nên cân nhắc những đợt phục hồi để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

Chờ đợi tín hiệu tích cực hơn mới gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu

Chứng khoán Kiến Thiết (CSI)

Điểm tích cực hôm nay là thanh khoản sụt giảm với khối lượng khớp lệnh trên HOSE giảm (-16.8%) so với mức trung bình 20 phiên nên sự hoảng loạn là chưa xảy ra. VN-Index đang test lại ngưỡng hỗ trợ (1,180 - 1,200) điểm, nhưng chưa có tín hiệu đảo chiều tăng điểm.

Vì vậy vị thế mua thăm dò ở vùng này chưa mang về lợi nhuận và không loại trừ khả năng áp lực vẫn còn tiếp diễn trong các phiên tới. Do đó, CSI khuyến nghị nhà đầu tư vẫn ưu tiên quan điểm thận trọng, hạn chế việc mua bình quân giá xuống và cần kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu tích cực hơn mới gia tăng thêm tỷ trọng cổ phiếu. Ngưỡng quanh mốc 1,180 điểm có thể mở vị thế mua thăm dò đối với những tài khoản chưa cầm cổ phiếu.

Chờ đợi nhịp hồi để tiến hành cơ cấu lại danh mục

Chứng khoán Phú Hưng (PHS)

Về mặt kỹ thuật, VN Index đã không thể hồi phục sau nến rút chân hôm qua, mà tiếp tục giảm khá mạnh, tuy vậy khối lượng giao dịch sụt giảm đáng kể so với hai phiên trước. Điều tích cực trong phiên hôm nay là biên độ nến và khối lượng thu hẹp so với phiên 15/4, cho thấy áp lực bán đang suy yếu đi; đồng thời tỷ lệ cổ phiếu quá bán đang ở mức cao. Những tín hiệu này ủng hộ khả năng chỉ số có thể hồi phục khi tiếp tục giảm về vùng cầu 1160-1190. Về HNX-Index, chỉ số cũng có tín hiệu tương tự với biên độ nến và khối lượng thu hẹp đi, cũng cho khả năng có thể hồi phục ở vùng cầu 220-225.

Chiến lược chung nên chờ đợi nhịp hồi để tiến hành cơ cấu lại danh mục, tỷ trọng đề xuất ở mức thấp-trung bình; đối với nhà đầu tư đang nắm giữ nhiều tiền mặt và chịu được rủi ro, có thể cân nhắc bắt đáy với tỷ trọng thấp các cổ phiếu giảm quá bán về hỗ trợ.

Không vội giải ngân khi sức ép từ thị trường mới chỉ dần gia tăng

Chứng khoán Asean

Thị trường kết thúc phiên giao dịch ngày hôm nay với xu hướng giảm điểm mạnh. VN-Index giảm 22,67 điểm (-1,86%), đóng cửa ở mức 1.193,01 điểm. Khối lượng giao dịch tăng mạnh về cuối phiên sau những trạng thái giao dịch “lờ đờ” cùng thanh khoản thấp trong phiên sáng. Quán tính bán vẫn là xu thế áp đảo trong tuần sau khi mất đi nền tích lũy trung hạn 1,240 điểm. Hiện tại điểm cân bằng cho các vị thế trung-dài hạn chưa rõ ràng.

Do đó, khuyến nghị nhà đầu tư giữ hành động chậm, không vội giải ngân khi sức ép từ thị trường mới chỉ dần gia tăng.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Có thể bạn quan tâm