Ông Nguyễn Hùng Sơn – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI
Đó là những thông tin mà ông Nguyễn Hùng Sơn – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI, đưa ra khi trao đổi với Thương Gia về các lợi thế nếu doanh nghiệp chuyển đổi từ doanh nghiệp điện tử sang doanh nghiệp số.
Bàn về khái niệm doanh nghiệp số, ông Nguyễn Hùng Sơn cho biết, có khá nhiều định nghĩa doanh nghiệp số. Theo Wikipedia, chuyển đổi số là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số để giải quyết các vấn đề truyền thống. Theo nghĩa hẹp hơn, chuyển đổi số đề cập đến vấn đề “không giấy tờ”. Hay theo Vikas, nhà sáng lập SoftoScience “Doanh nghiệp số được hiểu là có thể tiếp thị sản phẩm đến hàng ngàn, hàng triệu khách hàng nhờ công nghệ.”
Các công nghệ kỹ thuật số tiêu biểu là: trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây (cloud computing), công nghệ chuỗi khối (block chain).
Vậy một doanh nghiệp đáp ứng được những yếu tố như thế nào mới được công nhận là một doanh nghiệp số, thưa ông?
Theo một số chuyên gia tại Việt Nam thì tỷ trọng giải quyết công việc dựa trên máy tính, công nghệ phải lớn hơn hoặc bằng 70% thì doanh nghiệp đó được coi là đã doanh nghiệp số.
Tiếp cận theo góc độ nào, thì bản chất chung của doanh nghiệp số đều đề cập đến việc ứng dụng các công nghệ vào giải quyết các hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành quản lý của doanh nghiệp.
Với kinh nghiệm nhiều năm làm trong lĩnh vực số hóa và chuyển đổi số, ông có thể đưa ra những lợi thế giữa doanh nghiệp số so với doanh nghiệp điện tử?
Doanh nghiệp số vận hành dựa trên các số liệu chính xác được tổng hợp, phân tích từ chính bản thân doanh nghiệp và các yếu tố môi trường ngành, do đó, việc ra quyết định sẽ chính xác hơn so với doanh nghiệp điện tử.
Bên cạnh đó, nhờ vào việc đưa quyết định chính xác, các doanh nghiệp số sẽ giảm thiểu được nhiều rủi ro về kinh doanh như: sản xuất hàng hóa thừa hoặc thiếu do không hiểu thị trường, sản phẩm bị lỗi thời nhưng không biết lý do tại đâu và phải sửa đổi như nào, doanh nghiệp sụt giảm sức cạnh tranh bởi đối thủ, nhưng không nhận biết được điều đó,…
Các giải pháp do FSI đưa ra luôn được nhiều khách hàng quan tâm
Đồng thời, doanh nghiệp số cũng giúp nâng cao năng suất, chất lượng hoạt động kinh doanh và đồng thời giảm thiểu được các chi phí vận hành không đáng có như: nhân sự, văn phòng phẩm, kho bãi,…
Các doanh nghiệp số sẽ chiếm ưu thế “tuyệt đối” trong các ngành nghề sự phát triển xuất phát từ ưu đãi kỹ thuật số, vận hành và quan hệ. Các doanh nghiệp số lấy công nghệ là chiến lược then chốt nhằm mục tiêu tăng lợi nhuận và tăng trưởng cũng như tạo ra đổi mới trong phương thức cạnh tranh.
Vậy để trở thành doanh nghiệp số thì phải chuẩn bị những gì, thưa ông?
Để chuyển đổi số doanh nghiệp thành công chúng ta cần phải thực hiện các bước cơ bản: xác định điểm của doanh nghiệp mình; xây dựng kế hoạch chuyển đổi số liên quan đến xây dựng hạ tầng dữ liệu, hạ tầng ứng dụng, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng chính sách, hạ tầng nhân lực; rồi sau đó tiến hành.
Bất kỳ quá trình sản xuất nào đều phải đảm bảo các thành phần trên. Mỗi thành phần đảm nhiệm những chức năng nhất định. Các doanh nghiệp muốn ứng dụng được khoa học công nghệ hiệu quả, cần có sự chuẩn bị đầy đủ cho tất các thành phần trên. Căn cứ trên nội lực doanh nghiệp và mục đích phát triển để có ưu tiên đầu tư đúng đắn.
Như ông nói thì có rất nhiều lợi thế khi trở thành doanh nghiệp số. Tuy nhiên có một thực tế là các doanh ngiệp Việt Nam vẫn đang chỉ dừng lại là doanh nghiệp điện tử. Ông lý giải cho vấn đề này như thế nào, thưa ông?
Mặc dù biết chuyển đổi là rất tốt và mang đến những hiệu quả rõ rệt sau chuyển đổi nhưng chưa nhiều doanh nghiệp sẵn sàng cho quá trình này vì một vài lý do:
Nguyên nhân đầu tiên mà các doanh nghiệp gặp phải chính là sự e dè, ngại thay đổi. Do các chủ doanh nghiệp điều hành công ty theo phương thức truyền thống quen thuộc nên còn khá bỡ ngỡ với các công nghệ và quy trình số.
Nguyên nhân thứ hai đặt ra chính là sự thiếu hụt nguồn nhân lực có đủ khả năng và tri thức cần thiết để thực thi và vận hành mô hình chuyển đổi số. Do chuyển đổi số là một quá trình tương đối phức tạp nên đội ngũ nhân viên công ty cần phải được trang bị những kiến thức cần thiết về công nghệ và triển khai.
Thứ ba, các doanh nghiệp đánh giá đầu tư cho công nghệ là khoản chi phí, do đó, doanh nghiệp sợ bỏ chi phí mà không thu lại kết quả như kỳ vọng.
FSI có giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, thưa ông?
Chuyển đổi thế nào đi chăng nữa thì quá trình chuyển đổi số chắc chắc phải tạo ra: Dữ liệu lớn: dữ liệu đầy đủ về các phiên bản số của các thực thể; Phương tiện thu thập, lưu trữ và kết nối dữ liệu lớn: IoT, Cloud, Big data; Công cụ xử lý dữ liệu lớn: AI; Các chính sách phù hợp cho công nghệ số; Nhân lực làm chủ công nghệ số. Điều này mới làm thay đổi cơ bản về phương thức sản xuất của con người, và từ đó tạo ra nền kinh tế số.
Dựa trên bản chất của chuyển đổi số trong doanh nghiệp, với hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực số hóa và chuyển đổi số, chúng tôi mang lại cho doanh nghiệp các giải pháp chuyển đổi số tổng thể, và chuyên sâu, mang tới cho khách hàng các tư vấn, định hướng công nghệ về chuyển đổi số.
Các giải pháp hiện đang được FSI triển khai cho nhiều doanh nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp lớn trong và quốc tế như: Viettel, Mobifone, EVN, Tập đoàn Hoàng Quân, Pepsi,… với các giải pháp như:
Giải pháp số hóa tạo lập cơ sở dữ liệu lớn (Big Data) theo tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thông tin ISO/IEC 27001:2013 và tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2015,
Giải pháp xử lý dữ liệu dựa trên công nghệ nhận dạng và bóc tách thông tin tự động ứng dụng trí thông minh nhân tạo AI,
Giải pháp quản lý tài liệu, dữ liệu số lưu trữ DocEye cùng nhiều giải pháp tích hợp tổng thể khác …
Các giải pháp trên sẽ góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực cho tổ chức doanh nghiệp ứng dụng nó.
Xin cảm ơn ông!
>> FSI giới thiệu các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số