M&A công ty tài chính tiếp tục sôi động

Cho vay tiêu dùng, mảnh đất được xem là màu mỡ đang tiếp tục thu hút nhiều ngân hàng đặt chân vào khai phá, thông qua việc thành lập mới hay mua lại các công ty tài chính.
M&A công ty tài chính tiếp tục sôi động

Việt Nam với dân số đông, tăng trưởng kinh tế ổn định đang là thị trường đầy tiềm năng với mảng tài chính tiêu dùng

OCB cho biết, trong năm nay, Ngân hàng có kế hoạch thành lập mới công ty tài chính. Công ty này sẽ hoạt động dưới hình thức công ty con do OCB đầu tư 100% vốn, với vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng (bằng mức vốn pháp định của công ty tài chính), thực hiện các hoạt động tín dụng tiêu dùng, cho thuê tài chính, bao thanh toán…

Trong trường hợp không thành lập mới, OCB sẽ tìm kiếm cơ hội M&A một công ty tài chính, với mục tiêu sở hữu tối thiểu 70% vốn điều lệ của công ty này. Đó cũng là một trong những lý do để OCB nâng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng trong năm nay. Hiện OCB đang từng bước đẩy mạnh hoạt động bán lẻ.

ACB cũng cho hay đang xúc tiến mua lại hoặc thành lập mới công ty tài chính, chuyển đổi mô hình hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính ACB Leasing sang Công ty tài chính cho vay tiêu dùng. Cuối năm 2016, trên thị trường xuất hiện thông tin ACB “để mắt” tới Công ty tài chính TNHH MTV Bưu điện (PTFinance).

Báo cáo quản trị năm 2016 của ACB cũng cho biết, HĐQT ACB đã họp về phương án mua lại công ty tài chính này vào ngày 4/8/2016. PTFinance là một trong những công ty tài chính đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào tháng 10/1998. Vốn điều lệ của công ty này là 500 tỷ đồng do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) nắm giữ 100% vốn.

Vài năm trở lại đây, các thương vụ M&A giữa ngân hàng và công ty tài chính liên tục được thực hiện. Mới đây nhất, SHB đã hoàn tất M&A Công ty tài chính Vinaconex - Viettel (VFF) sau hai năm theo đuổi thương vụ này.

Sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc  cho VVF sáp nhập vào SHB, ngân hàng này đã có thông báo về việc sẽ thành lập Công ty tài chính tiêu dùng SHB với vốn điều lệ 1.000 tỷ đồng. Đồng thời, SHB tiết lộ việc hợp tác với một số đối tác nước ngoài trong tương lai gần, trong đó có nhận góp vốn.

Với tiềm năng phát triển của thị trường tài chính tiêu dùng, cuộc chạy đua thâu tóm công ty tài chính của các ngân hàng dường như vẫn chưa dừng lại.

Ngoài HDBank, VPBank và Techcombank, các ngân hàng như SHB, MaritimeBank đều đã hoàn tất kế hoạch để mua lại công ty tài chính. Nhiều ngân hàng khác trước đó đã thực hiện mua lại công ty tài chính và hiệu quả kinh doanh đã tăng đáng kể sau đó.

Vì với việc mua lại các công ty tài chính, ngân hàng có thể tham gia vào lĩnh vực cho vay tín chấp dù rủi ro cao nhưng tỷ suất lợi nhuận lại cao hơn nhiều so với cho vay thông thường.

Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong 3 năm trở lại đây, nhất là khi có sự tham gia của các công ty tài chính cho vay tiêu dùng và các ngân hàng thương mại mua lại công ty tài chính từng bước đẩy mạnh vốn cho cá nhân vay tiêu dùng, sửa chữa và mua nhà đất…

Khả năng bùng nổ của loại hình tín dụng này trong thời gian tới là rất lớn, với 3 yếu tố chính thể hiện được tiềm năng của thị trường, bao gồm: Việt Nam xếp thứ 14 trong các nước đông dân nhất thế giới với quy mô dân số khoảng 90 triệu người; tỷ lệ dân số trẻ khá cao nên dân số mỗi năm bước vào độ tuổi lao động tăng nhanh; Việt Nam là quốc gia đang phát triển với nền kinh tế năng động và thu nhập của người dân tăng trưởng theo mỗi năm, được thể hiện qua tỷ trọng GDP tăng nhanh hàng đầu thế giới.

Cho vay tiêu dùng còn nhiều dư địa phát triển, vì hiện mới chỉ chiếm khoảng 6,5% tổng dư nợ của nền kinh tế (trong khi ở các nước khác con số này khoảng 15 - 25%).

Việc phát triển mảng tài chính tiêu dùng đã góp phần vào doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho các ngân hàng thương mại. Kết quả kinh doanh 2016 của VPBank cho thấy, Công ty tài chính FE Credit đã có đóng góp lớn vào lợi nhuận hợp nhất của ngân hàng này gần 2.000 tỷ đồng. Hay HD Saison đóng góp khoảng 300 tỷ đồng vào tổng lợi nhuận hợp nhất của HDBank năm 2016.

Sức hấp dẫn của thị trường tài chính tiêu dùng đang thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư Nhật đã mua 49% của HD Saison. Trong khi đó, VPBank đang FE Credit đang trong quá trình đàm phán với đối tác ngoại để bán 49% vốn của công ty tài chính trực thuộc FE Credit.

Theo Vân Linh/ĐTCK 

 >> Sẽ có thêm nhiều vụ mua bán, sáp nhập ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...