Mới đây, Microsoft đã công bố báo cáo An ninh mạng, phiên bản 22 (SIR Volume 22), bản báo cáo phát hành 2 lần mỗi năm, đưa ra tầm nhìn toàn cảnh và chi tiết về ngữ cảnh mã độc nhằm giúp các tổ chức hiểu rõ hơn về dữ liệu mang tính xu hướng trong các lỗ hổng của ngành công nghiệp, việc khai thác, mã độc và các cuộc tấn công dựa trên web.
Báo cáo An ninh mạng phiên bản 22 đưa ra các nguy cơ hiểm họa của quý đầu năm 2017, dựa trên phân tích các thông tin mã độc và các hồ sơ hiểm họa chi tiết từ hơn 100 thị trường và khu vực khắp toàn cầu.
Trong phiên bản số 22, Microsoft có một số thay đổi cơ bản sau: Thiết lập các tập dữ liệu theo 2 hạng mục, đám mây và điểm truy cập. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp (DN) sử dụng môi trường hỗn hợp (lai) và điều rất quan trọng là cung cấp được tầm nhìn toàn diện cho người dùng; Chia sẻ thông tin thành các chu kỳ ngắn hơn, theo quý (từ 1/2017 – 4/2017) thay vì 6 tháng, và sẽ có nhiều cải tiến để cập nhật trong tương lai
Hiểm họa thường thay đổi nhanh chóng. Hướng về phía trước, Microsoft dự kiến cải tiến việc chia sẻ tầm nhìn, và lập kế hoạch để chia sẻ dữ liệu thường xuyên hơn - do đó người dùng và DN có thể có thêm hiểu biết kịp thời về những mối đe dọa mới nhất. Microsoft cam kết tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và chia sẻ thông minh an ninh mới nhất với người dùng và DN như đã từng tiến hành suốt 10 năm qua. Cách tiếp cận thay đổi của Microsoft bắt nguồn từ kim chỉ nam về đầu tư công nghệ tại Microsoft: phát huy dữ liệu lớn và trí tuệ độc đáo để giúp khách hàng ứng phó với hiểm họa nhanh hơn.
Và dưới đây là 3 điểm chủ chốt của báo cáo:
Thứ nhất, các tổ chức dịch chuyển lên đám mây nhiều hơn, nên tần suất và độ phức tạp của các cuộc tấn công lên người dùng và doanh nghiệp trên đám mây gia tăng. Cụ thể, 300% gia tăng tính từ Q1/2016 đến Q1/2017 là con số tài khoản người dùng đám mây, trên nền tảng Microsoft bị tấn công; Số lượng cố đăng nhập tài khoản từ địa chỉ IP độc hại đã tăng 44% cùng kỳ, so với Q1/2016.
Do khó tấn công nên dịch vụ đám mây như Microsoft Azure là mục tiêu lâu năm của những kẻ tấn công và các cuộc tấn công kiểu này có quy mô rất lớn, diễn ra khắp toàn cầu:
Thứ hai, hơn 2/3 các cuộc tấn công vào các dịch vụ Azure trong Qúy I/2017 là từ địa chỉ IP thuộc Trung Quốc và Mỹ, tương ứng với các con số 35.1% và 32.5%. Triều Tiên đứng thứ ba chiếm 3,1%, phần còn lại là từ 116 các quốc gia và khu vực khắp toàn cầu.
Thứ 3, Ransomware ảnh hưởng đến các quốc gia và khu vực trên thế giới theo các mức độ khác nhau. Trong đó Ransomware có tỷ lệ thấp nhất tại Nhật Bản (0.012% vào tháng 3/2017), Trung Quốc (0.014%) và Mỹ (0,02%).
Ransomware tấn công châu Âu cao nhất so với phần còn lại của thế giới trong Q1/2017. Nhiều quốc gia châu Âu, bao gồm cả cộng hòa Séc (0,17%), Ý (0,14%), Hungary (0,14%), Tây Ban Nha (0,14%), Romania (0,13%), Croatia (0,13%) và Hy Lạp (0,12%) bị ransomware tấn công ở tỷ lệ cao hơn nhiều so với tỷ lệ trung bình trên toàn thế giới trong tháng 3/2017.