Việt Nam không coi tài sản mã hoá là phương tiện thanh toán
Tài sản mã hóa đang trở thành một phần không thể thiếu của thị trường tài chính và Việt Nam cũng đang từng bước xây dựng khung pháp lý để quản lý loại hình tài sản này…
Mỹ Linh
Việt Nam xây dựng khái niệm về tài sản mã hóa phù hợp với thông lệ quốc tế
Việt Nam đang nỗ lực xây dựng một thị trường tài sản mã hóa minh bạch và an toàn. Việc ban hành khung pháp lý phù hợp và áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả là những bước đi quan trọng để đạt được mục tiêu.
ƯU TIÊN BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ ĐẦU TƯ
Phát biểu tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, ông Tô Trần Hoà, Phó vụ trưởng Vụ phát triển thị trường chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, về khái niệm tài sản mã hoá, tại dự thảo Nghị quyết về việc triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa (tài sản số), các đơn vị nghiên cứu đang bám sát theo định nghĩa của Lực lượng Đặc nhiệm tài chính quốc tế (FATF) cùng nhiều đơn vị khác.
Từ đó, Việt Nam sẽ từng bước xây dựng khái niệm về tài sản mã hóa phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo cách tiếp cận của nhiều quốc gia, trong giai đoạn đầu, hầu hết các nước không công nhận tài sản mã hóa là phương tiện thanh toán, và Việt Nam cũng sẽ đi theo hướng này.
“Việt Nam không thừa nhận các hoạt động sử dụng tài sản mã hóa để làm phương tiện thanh toán”.
Ông Tô Trần Hoà, Phó vụ trưởng Vụ phát triển thị trường chứng khoán, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Ông Hoà cũng chia sẻ thêm, việc lựa chọn tài sản để niêm yết giao dịch ở trên các sàn giao dịch số tới đây được cấp phép hoạt động, sẽ thực hiện theo chủ trương giao cho các sàn tự lựa chọn. Nhưng trên cơ sở sau khi đã báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước.
Điều này, đảm bảo các tài sản đưa lên có giá trị thực và có thanh khoản, với khối lượng giao dịch cao. Sàn sẽ không đưa lên những tài sản vô giá trị, có thể trở thành một kênh lừa đảo.
Về chính sách thuế, mỗi quốc gia có cách tiếp cận khác nhau, tùy theo đặc thù thị trường. Ông Hào cho biết, cơ quan quản lý đang thận trọng trong vấn đề này và đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu phương án phù hợp. Dự kiến, phương án thuế sẽ sớm được công bố, đảm bảo minh bạch cho nhà đầu tư và các tổ chức liên quan.
Liên quan đến tài sản văn hóa mang đặc tính chứng khoán, ông Hoà nhận định, trong giai đoạn đầu thí điểm, Việt Nam chưa cho phép loại hình này được phát hành.
“Chúng ta đang ở giai đoạn chạy thử nghiệm để đúc kết kinh nghiệm, bài học. Bởi vậy sẽ chưa triển khai tài sản văn hóa mang đặc tính chứng khoán để đảm bảo cho tính ổn định, an toàn của thị trường, nếu thực hiện sẽ ảnh hưởng liên thông đến thị trường tài chính truyền thống”, Phó vụ trưởng Vụ phát triển thị trường chứng khoán bày tỏ.
Về quy định của các sàn giao dịch tài sản số và vấn đề bảo vệ nhà đầu tư, cơ quan soạn thảo đã xây dựng một sơ đồ tiêu chuẩn rất chi tiết. Ở trong đấy có các quy trình và quy chế hoạt động của sàn, các sàn phải cung cấp đầy đủ tất cả các quy trình, quy chế đó.
Sàn giao dịch tài sản số phải tuân thủ, đảm bảo những quy định trên để cho hoạt động của sàn được thông suốt, đồng thời, cũng bảo vệ nhà đầu tư trong khi trong quá trình tham gia giao dịch. “Chúng tôi cũng đề cao vấn đề về an ninh, bảo mật và bảo vệ tài sản của nhà đầu tư”, đại diện Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thông tin.
TÍCH HỢP VNEID, GIỚI HẠN KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH
Liên quan đến vấn đề phát triển sàn giao dịch tài sản mã hoá và bảo vệ người dùng, tại hội thảo ông Lê Minh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ SotaTek cũng đã đưa ra một số giải pháp về công nghệ để sàn giao dịch được bảo mật hơn.
Thứ nhất, để ngăn chặn rửa tiền và tài trợ khủng bố, các sàn giao dịch phải tuân thủ quy trình KYC nhằm xác minh danh tính khách hàng chính xác. Hiện nay, ngoài phương pháp xác thực bằng ảnh, công nghệ mới như nhận diện khuôn mặt qua livestream đang được áp dụng để nâng cao độ chính xác. Tại Việt Nam, trong thời gian tới, có thể yêu cầu tích hợp VNeID, tương tự như quy trình xác thực của các ngân hàng.
Sàn giao dịch tài sản số cần tích hợp tính năng nhận diện và kiểm soát các giao dịch bất hợp pháp
Thứ hai, để đảm bảo nguồn tiền minh bạch, các sàn giao dịch cần tích hợp các nền tảng phân tích Onchain. Đây là công cụ quan trọng giúp truy vết giao dịch, phát hiện và ngăn chặn những địa chỉ ví nằm trong danh sách đen, tăng cường tính minh bạch và bảo mật trong hệ sinh thái crypto.
Thứ ba, tuỳ vào từng quốc gia quy định, nhưng theo quan điểm của ông tuấn, các sàn giao dịch cần cung cấp được báo cáo định kỳ, cũng như báo cáo ở bất cứ thời điểm nào về các giao dịch, để cung cấp cho các cơ quan chức năng có kiểm tra.
Ngoài ra, để bảo vệ tài sản của nhà đầu tư và sàn giao dịch trên blockchain, việc đảm bảo an toàn hệ thống là yếu tố then chốt. Thực tế, nhiều vụ tấn công mạng đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các sàn giao dịch.
Về mặt kỹ thuật, các dữ liệu quan trọng cần được mã hóa trước khi lưu trữ hoặc truyền đi nhằm giảm thiểu rủi ro bị đánh cắp. Đồng thời, bảo mật tài khoản người dùng cần được tăng cường bằng xác thực hai lớp, cũng như thiết lập cơ chế cảnh báo và xác nhận khi phát sinh giao dịch mới.
Các sàn giao dịch thường sử dụng hai loại ví, gồm ví nóng và ví lạnh. Ví nóng chứa một lượng tiền nhất định để phục vụ giao dịch hàng ngày, nhưng mức độ bảo mật không cao bằng ví lạnh, trong khi đó, ví lạnh có độ an toàn cao hơn.
Toàn cảnh hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”
Để tối ưu bảo mật, sàn giao dịch cần thiết lập cơ chế tự động chuyển tài sản từ ví nóng sang ví lạnh khi số dư ví nóng vượt quá ngưỡng an toàn.
“Hơn nữa, hệ thống của sàn phải tách những giao dịch rút tiền lớn hoặc nhiều giao dịch thu tiền ở trong một khoảng thời gian và phải có cảnh báo có chủ tài khoản. Cơ chế này đảm bảo được an toàn về tài sản cho người dùng cũng như tài sản của sàn”, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ SotaTek đề xuất.
Ông Tuấn nhấn mạnh rằng sàn giao dịch cần tích hợp tính năng nhận diện và kiểm soát các giao dịch bất hợp pháp. Những giao dịch có dấu hiệu bất thường nên được hạn chế hoặc tạm thời đóng băng để ngăn chặn rủi ro. Ngoài ra, cần áp dụng giới hạn khối lượng giao dịch nhằm tránh những giao dịch quá lớn có thể gây biến động mạnh trên thị trường.
Tại Tether, chỉ 100 nhân sự trên toàn cầu đã tạo ra lợi nhuận ròng 13 tỷ USD, tương đương mỗi nhân sự tạo ra 130 triệu USD lợi nhuận, bằng với một công ty tài chính truyền thống với 20.000 nhân sự...
Chủ tịch Hiệp hội BlockChain Việt Nam tin tưởng rằng sớm "luật hóa" việc quản lý, phát triển tài sản số, tiền kỹ thuật theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ sẽ giúp định hình khung khổ, nền tảng pháp lý thúc đẩy ngành kinh tế số của nước ta...
Thị trường tiền mã hoá bật tăng sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể áp dụng cách tiếp cận mềm mỏng hơn trong việc triển khai các mức thuế thương mại mới…
Giá Bitcoin tiếp tục chạy quanh mốc 85.000 USD khi thị trường ghi nhận giai đoạn biến động thấp hiếm thấy. Tuy nhiên, những dấu hiệu từ lãi suất mở và hoạt động của các "cá voi" lớn đang làm dấy lên kỳ vọng về một đợt bứt phá mạnh mẽ trong tương lai gần…
Đó là nhận định của ông Mike Phan - Giám đốc ASUS Việt Nam thuộc mảng Kinh doanh và Sản phẩm khi trao đổi với Thương Gia về xu hướng máy tính tích hợp AI trong thời gian tới...
Người dùng tại Việt Nam nhiều khả năng sẽ sớm được trải nghiệm dịch vụ Internet truyền qua vệ tinh Starlink do công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk cung cấp...
Sự sụt giảm giá trị trên sàn giao dịch, tiếp tục đặt ra câu hỏi lớn về tương lai của Pi Network và tác động của nó đến thị trường tiền điện tử nói chung…
Sự xuất hiện bất ngờ của Pi Network trong ví Wallet của Telegram đã làm dấy lên một làn sóng bàn tán sôi nổi trong cộng đồng tiền điện tử, liệu đây là một bước tiến đột phá hay chỉ là động thái đơn phương từ một mạng xã hội đối với Pi…
Dù mức giá chưa có sự bứt phá, nhưng niềm tin của người dùng vẫn được củng cố bởi việc xuất hiện của PiDaoSwap, một nền tảng giao dịch phi tập trung được kỳ vọng sẽ mang lại tính thanh khoản và tiện ích cao hơn cho đồng Pi…
HTV và VNPT chính thức ra mắt ứng dụng đa dịch vụ HTVm, cung cấp dịch vụ truyền hình số trên nền tảng Internet, mang đến trải nghiệm giải trí chất lượng cao...
Trong 24 giờ qua, giá Pi Coin đã có sự tăng trưởng, có thời điểm đã vượt qua ngưỡng tâm lý 1 USD, động lực này phần nào củng cố thêm niềm tin cho người dùng Pi Network…
Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…
Với tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp trị giá 3 nghìn tỷ USD hiện nay, Giáo sư Eswar Prasad, giáo sư thương mại quốc tế tại Đại học Cornell và là tác giả của cuốn sách “Tương lai của tiền tệ” xuất bản năm 2021, nói về các thế lực đang phá vỡ công nghệ tài chính...
Tâm lý lạc quan sau quyết định giữ nguyên lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã không còn đủ động lực để duy trì đà tăng cho thị trường tiền điện tử….
Thị trường tiền điện tử phục hồi vào thứ Tư khi nhà đầu tư phấn khích với thông báo Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) sẽ rút đơn kháng cáo chống lại Ripple…
Thị trường tiền số chứng kiến một đợt tăng giá ngoạn mục của đồng Pi, dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng cũng đủ khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi bất ngờ và có thêm động lực...
Google vừa công bố các cập nhật AI cho công cụ tìm kiếm, đáng chú ý nhất là tính năng cho phép người dùng tham khảo các trải nghiệm y khoa của những người có chẩn đoán bệnh tương tự...
Mặc dù được ví như "vàng kỹ thuật số" nhưng tiền ảo lại ghi nhận các diễn biến đồng nhịp với thị trường chứng khoán Mỹ, đặc biệt là khi những bất ổn kinh tế khiến giới đầu tư e dè hơn...
Synology chính thức giới thiệu ActiveProtect, giải pháp bảo vệ dữ liệu chuyên dụng mới tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả...