Moderna ngừng triển khai 1,63 triệu liều vaccine Covid-19 ở Nhật Bản do nhiễm tạp chất

Moderna Inc đã buộc phải từ chối cung cấp khoảng 1,63 triệu liều vaccine ngừa Covid19 ở Nhật Bản sau khi họ được thông báo về việc các lọ vaccine của họ bị nhiễm tạp chất.
Moderna ngừng triển khai 1,63 triệu liều vaccine Covid-19 ở Nhật Bản do nhiễm tạp chất

Công ty cho biết, việc ô nhiễm có thể là do vấn đề sản xuất tại một trong các dây chuyền sản xuất tại nhà máy hợp đồng của họ ở Tây Ban Nha.

Lô hàng bị khiếu nại có 565.400 liều vaccine và để cẩn trọng hơn, Moderna đã giữ lại thêm hai lô hàng liền kề.

Moderna cho biết: “Cho đến nay, chưa có vấn đề về an toàn hoặc ảnh hưởng nào được xác định và chúng tôi sẽ làm việc với đối tác Takeda Pharmaceutical cũng như các cơ quan quản lý để giải quyết vấn đề này một cách nhanh nhất.”

Takeda Pharmaceutical tiết lộ họ đã tiến hành một cuộc kiểm tra khẩn cấp sau khi một vật chất dạng hạt được tìm thấy trong rất nhiều lọ vắc xin tại một địa điểm tiêm chủng.

Vào đầu ngày 26/8, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết họ đã quyết định rút lại một số vaccine như một biện pháp phòng ngừa sau khi tham khảo ý kiến ​​của Takeda nhưng sẽ cố gắng giảm thiểu tác động của việc rút vaccine đối với các kế hoạch tiêm chủng của họ.

Hôm 25/8, Thủ tướng Yoshihide Suga cho biết khoảng 60% người dân Nhật Bản sẽ được tiêm chủng đầy đủ vào cuối tháng 9 và đất nước có đủ vaccine để cung cấp các liều tăng cường nếu quyết định được đưa ra.

Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.