Mỗi ngân hàng Việt đang phải dùng cả nghìn người để đếm tiền mặt

Nền kinh tế số là mục tiêu phát triển của Việt Nam, nhưng thực trạng dùng tiền mặt là chủ yếu như hiện nay vẫn là rào cản lớn khó vượt qua.
Mỗi ngân hàng Việt đang phải dùng cả nghìn người để đếm tiền mặt

Thanh toán điện tử - lẽ tất yếu của nền kinh tế số

Thanh toán không dùng tiền mặt hay nói cách khác thanh toán điện tử đã được áp dụng từ lâu và cũng là xu thế của thế giới. Phần lớn các nước đều đã chuyển sang hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Ở một vài nước có nền kinh tế phát triển, việc sử dụng tiền mặt để thanh toán thậm chí còn khá khó khăn.

Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, giao dịch phi tiền mặt tại Việt Nam chủ yếu vẫn là thẻ tín dụng. Điều này khác biệt khá nhiều so với các quốc gia khác.Tại Việt Nam hiện nay, phần lớn các giao dịch chuyển khoản trong tiêu dùng chủ yếu là hoạt động thanh toán thẻ. Gần đây, một số hoạt động liên quan đến ngân hàng điện tử, bao gồm các dịch vụ internet banking, mobile banking và một số dịch vụ thanh toán mới... cũng diễn ra ngày một nhiều hơn.

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), GDP của Việt Nam năm 2017 đạt khoảng 220 tỷ USD. Tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế khoảng 8,4 triệu tỷ đồng. Trong đó, chỉ riêng tiền gửi đã ở mức 4,1 triệu tỷ đồng với khách hàng cá nhân và 2,8 triệu tỷ đồng đối với tổ chức kinh tế (nguồn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Theo ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), tổng phương tiện thanh toán mỗi năm của Việt Nam tăng trưởng khoảng 14 - 15%. Như vậy, càng ngày tiền ở trong túi của các cá nhân, tổ chức ngày một nhiều lên. Đây cũng là cơ hội để ứng dụng các phương thức thanh toán nhiều hơn.

Đáng chú ý, chỉ có khoảng 11,9% giao dịch ngân hàng ở Việt Nam được thanh toán bằng tiền mặt. Với tổng quy mô thanh toán cỡ khoảng 20 triệu tỷ đồng/năm. Như vậy, mỗi năm sẽ có khoảng 3 triệu tỷ đồng được thanh toán bằng tiền mặt.

Theo chuyên gia kinh tế trưởng BIDV Cấn Văn Lực, việc sử dụng quá nhiều tiền mặt dẫn đến những phí tổn không cần thiết đối với nền kinh tế. Đó là chi phí cho việc duy trì lưu thông tiền tệ bằng tiền mặt, thu chi, kiểm đếm, bảo quản, đóng gói…

"Mỗi ngân hàng tại Việt Nam đang phải duy trì đội ngũ nhân sự hàng nghìn người chỉ chuyên để kiểm đếm, đóng gói tiền mặt. Nếu chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt, các chi phí đó sẽ giảm đi rất nhiều, bên cạnh đó là việc hạn chế các rủi ro trong khâu vận hành, bao gồm cả gian lận", chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực phân tích.

Mỗi ngân hàng Việt đang phải dùng cả nghìn người để đếm tiền mặt ảnh 1

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV. (Ảnh: Vân Anh)

Việt Nam hiện đứng thứ 12 thế giới về số lượng người dùng internet. Nước ta cũng đang thúc đẩy việc ứng dụng internet tốc độ cao băng thông rộng trong hoạt động của nền kinh tế. Chuyên gia Cấn Văn Lực đánh giá "Đây là một tiền đề tốt để số hóa nền kinh tế và ứng dụng các dịch vụ thanh toán điện tử".

Ông Cấn Văn Lực nhận định, ngoài thói quen sử dụng tiền mặt của người dân, khuôn khổ pháp lý đang chậm hơn so với thực tiễn cũng làm giảm cơ hội và tăng rủi ro pháp lý cho vấn đề thanh toán điện tử.

"Với xu hướng phát triển của thế giới, tiến tới thanh toán không dùng tiền mặt là xu thế tất yếu. Để nắm bắt và tận dụng tốt cơ hội của nền kinh tế số, việc cộng tác giữa các công ty Fintech và các ngân hàng là không thể tránh khỏi", chuyên gia Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Đặc điểm của ngành tài chính - ngân hàng là không biên giới, với tốc độ số hóa nhanh chóng của hệ thống tài chính - ngân hàng trên thế giới, Việt Nam không thể đứng ngoài xu hướng nếu muốn bắt kịp "con tàu" cách mạng công nghệ 4.0.

Theo chuyên gia Cấn Văn Lực, "con tàu" 4.0 đang đi, không chờ ai; lên tàu sớm tạo lợi thế cạnh tranh và vị thế mới. Trong đó lợi thế của người đi sau là có thể đi tắt, đón đầu.

"Hệ thống ngân hàng cần chấp nhận rủi ro (trong tầm kiểm soát) và chuẩn bị công nghệ, nguồn nhân lực 4.0 là hết sức cần thiết trong thời điểm hiện nay", ông Cấn Văn Lực nói.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có đề án trình lên Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, đến năm 2020, số người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng sẽ tăng lên mức 70%. Đây cũng là một trong những động thái nhằm thúc đẩy thanh toán điện tử trong nền kinh tế Việt Nam./.

Theo Vân Anh/VOV.vn

>> Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...