Mối quan hệ 'mật thiết' của Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng và Tập đoàn Đất Xanh

Từ năm 2004 - 2021, ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch CTCP Đầu tư LDG đã giữ nhiều chức vụ chủ chốt tại Tập đoàn Đất Xanh.

Mối quan hệ 'mật thiết' của Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng và Tập đoàn Đất Xanh
Mối quan hệ 'mật thiết' của Chủ tịch LDG Nguyễn Khánh Hưng và Tập đoàn Đất Xanh

Ngày 30/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Khánh Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (LDG Investment; mã chứng khoán: LDG) về tội “Lừa dối khách hàng” quy định tại Điều 198 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), xảy ra tại dự án khu dân cư Tân Thịnh, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

Ông Nguyễn Khánh Hưng sinh năm 1978 tại Quảng Bình. Sau khi tốt nghiệp cử nhân luật, ông Hưng về đầu quân cho Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) trên cương vị Phó Tổng Giám đốc. Từ năm 2004 đến năm 2021, ông giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh. Ông Hưng được xem là một trong những “công thần” của Tập đoàn Đất Xanh khi gắn bó từ những ngày đầu thành lập.

Tuy nhiên, đến tháng 1/2021, ông Hưng chính thức gửi đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT và Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đất Xanh.

Bên cạnh đó, trong thời gian từ 2015 - tháng 4/2016 ông Hưng còn nắm giữ vị trí Tổng Giám đốc của CTCP Đầu tư LDG. Sau đó, ông Hưng ngồi vào ghế Chủ tịch HĐQT công ty này từ 2016 cho đến nay. Ngoài ra, ông còn giữ chức Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Bất động sản Unihomes trong giai đoạn từ 2015-2019.

Về CTCP Đầu tư LDG, tiền thân của doanh nghiệp là CTCP Địa ốc Long Điền, được thành lập vào tháng 8/2010 tại Đồng Nai, với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng. Năm 2015 được coi là bước ngoặt đầu tiên của CTCP Đầu tư LDG khi chính thức được ra đời bằng việc đổi tên từ CTCP Địa ốc Long Điền. Cùng thời điểm đó, doanh nghiệp đã nâng vốn điều lệ lên 750 tỷ đồng và niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM.

Năm 2016, LDG đã có bước chuyển trong tỷ lệ sở hữu và biến động trong lãnh đạo thượng tầng. Khi đó, ông Lê Kỳ Phùng - Chủ tịch HĐQT và là người sáng lập LDG rút lui vào tháng 12/2016. Thay thế ông Phùng là ông Nguyễn Khánh Hưng (khi đó ông Hưng vẫn đang là thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Đất Xanh).

Cũng từ thời điểm này, Đất Xanh là nhóm cổ đông lớn nhất tại LDG Group. Cụ thể, Đất Xanh trực tiếp sở hữu 14,34 triệu cổ phiếu LDG Group, tương ứng với tỷ lệ 16,2%. Hai công ty thành viên của Đất Xanh là Công ty CP Xây dựng Địa ốc Long Kim Phát và Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Dịch vụ Hà Thuận Hùng cũng lần lượt sở hữu 16% và 9,13%. Và các cổ đông có liên quan Đất Xanh sở hữu dưới 5% không thuộc diện phải công bố. Kể từ thời điểm đó, LDG Group luôn bị coi là cái bóng của Tập đoàn Đất Xanh.

Năm 2017, LDG Group đánh dấu sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh bằng việc bước vào phân khúc căn hộ ở TP. HCM khi tung ra thị trường các dự án căn hộ mang thương hiệu Intela như Saigon Intela, High Intela và West Intela. Ngoài ra còn có các dự án ở các tỉnh lân cận như Khu du lịch thác Giang Điền, Khu đô thị dành cho chuyên gia Sakura Valley, Khu biệt thự Giang Điền.

Đến năm 2018, LDG Group thoái vốn khỏi dự án Grand World Phú Quốc và Khu du lịch Giang Điền, thu về nguồn vốn 1.600 tỷ đồng.

Tháng 7/2020, LDG đánh dấu bước ngoặt lớn khi Đất Xanh và các công ty con đã thoái hết vốn khỏi doanh nghiệp. Từ đó, LDG chính thức thoát khỏi “cái bóng” của Đất Xanh.

Về kết quả kinh doanh của LDG, kể từ khi ông Hưng lãnh đạo đã có sự tăng trưởng vượt trội nhất là giai đoạn 2018 - 2019. Tuy nhiên, kể từ 2020 tới nay tình hình kinh doanh của công ty này ngày càng lao dốc. Đặc biệt, trong 9 tháng đầu năm 2023, LDG đạt doanh thu thuần chỉ vỏn vẹn gần 486 triệu đồng, trong khi doanh thu thuần cùng kỳ năm ngoái hơn 246 tỷ, lỗ sau thuế 209 tỷ đồng.

Để vượt qua khó khăn, hồi tháng 9/2023, Hội đồng quản trị Công ty CP Đầu tư LDG đã thông qua nghị quyết, thực hiện phương án hợp tác phát triển dự án, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng cổ phần đang sở hữu hoặc công ty con đang sở hữu để giải quyết nhu cầu về tài chính phục vụ cho việc thanh toán các khoản nợ trái phiếu, nợ ngân hàng, đảm bảo nguồn tài chính để phát triển dự án.

Theo đó, Công ty CP Đầu tư LDG muốn bán dự án Khu du lịch biển Bãi Bụt - Sơn Trà ở Đà Nẵng, khu chung cư lô C1 ở Bình Dương và các tài sản, dự án khác để trả nợ trái phiếu, nợ ngân hàng.

Nói về những khó khăn khiến LDG phải bán dự án trả nợ, Chủ tịch HĐQT LDG Nguyễn Khánh Hưng cũng từng khẳng định thị trường bất động sản khó khăn, việc hợp tác không dễ dàng. Thời gian qua, lãnh đạo công ty cũng phải bán tài sản cá nhân để giữ công ty.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Hội đồng xét xử xác định cáo trạng truy tố bị cáo Trương Mỹ Lan về 3 tội danh là có cơ sở, đúng pháp luật, do đó tuyên phạt mức án tử hình...

Xu thế chứng khoán ngày 12/4: Giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn

Xu thế chứng khoán ngày 12/4: Giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn

Nhà đầu tư có thể cân nhắc cơ cấu lại danh mục nếu xu hướng hồi phục tiếp tục kéo dài trong những phiên tới. Theo đó, ưu tiên bán giảm những mã đã giảm dưới vùng hỗ trợ và cân nhắc giải ngân lướt sóng đối với những cổ phiếu đã có xu hướng tạo nền ngắn hạn...

Xu thế chứng khoán ngày 11/4: Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp

Xu thế chứng khoán ngày 11/4: Giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục cơ cấu giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức thấp và chưa nên mua mới trong giai đoạn này. Đồng thời, các nhà đầu tư hạn chế bán tháo khi chỉ số VN-Index giảm về vùng hỗ trợ 1.230 – 1.235 điểm trong những phiên giao dịch tới...

3 tháng đầu năm, miễn, giảm hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuế

3 tháng đầu năm, miễn, giảm hơn 18.000 tỷ đồng tiền thuế

Theo Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế, tiền thuê đất được miễn, giảm trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt 18.012 tỷ đồng; trong đó giảm mức thuế bảo vệ môi trường theo Nghị quyết của Quốc hội ước khoảng 9.812 tỷ đồng.

Xu thế chứng khoán ngày 9/4: Hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

Xu thế chứng khoán ngày 9/4: Hạn chế giải ngân bắt đáy sớm

Nhà đầu tư ưu tiên việc quản lý rủi ro tại thời điểm hiện tại, có thể tận dụng những nhịp phục hồi để cơ cấu lại danh mục theo hướng bán giảm các mã không thể duy trì được xu hướng đi lên trong giai đoạn này và hạn chế giải ngân bắt đáy sớm...

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?

Việt Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng do chưa có quy hoạch thực hiện cam kết quốc gia tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều dự án tín chỉ carbon đã được triển khai, đem lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư.

Cảng cạn Nam Đình Vũ giai đoạn 1) là 1 trong 3 cảng mới được bổ sung trong Danh mục cảng cạn Việt Nam

Công bố mở thêm 3 cảng cạn mới

Trong danh mục cảng cạn Việt Nam vừa mới công bố, có thêm 3 cảng cạn mới là Thạnh Phước, Nam Đình Vũ (giai đoạn 1) và Phú Mỹ (giai đoạn 1).

Việt Nam và cuộc cạnh tranh công xưởng sản xuất của châu Á

Việt Nam và cuộc cạnh tranh công xưởng sản xuất của châu Á

Ấn Độ muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu ở châu Á khi các doanh nghiệp quốc tế đang tìm cách rời khỏi Trung Quốc, nhưng muốn làm được điều đó trước tiên họ cần phải cạnh tranh được với Việt Nam, một số chuyên gia chia sẻ với CNBC...

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

HOSE có 43 doanh nghiệp vốn hóa trên 1 tỷ USD

Kết thúc tháng 3/2024, sàn HOSE sở hữu 43 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD. Trong đó, có 2 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam…