Mỗi tuần một cổ phiếu: Mua STB với giá mục tiêu 17.600 đồng/cp

Cho rằng quá trình tái cơ cấu của Sacombank đang diễn ra hiệu quả CTCK Bản Việt (VCSC) đã đưa ra khuyến nghị mua cổ phiếu STB với mức giá 17.600 đồng/cp.
Mỗi tuần một cổ phiếu: Mua STB với giá mục tiêu 17.600 đồng/cp

Hiện STB đang giao dịch tại mức giá 10.350 đồng/cp, thấp hơn 70% mức giá mục tiêu mà VCSC khuyến nghị. VCSC cho rằng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) sẽ đạt khoảng 2.100 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2018.

Tuy lợi nhuận cốt lõi của Sacombank đang cải thiện và các chỉ báo tài chính có xu hướng tích cực nhưng VCSC vẫn nhận định Sacombank sẽ phải tiếp tục nỗ lực dự phòng trong nửa cuối năm 2019 và năm 2020 để chuẩn bị phục hồi kể từ năm 2021.

Cập nhật kết quả mới nhất của Sacombank cho biết, tính đến ngày 31/7/2019, Sacombank có lợi nhuận trước thuế đạt 1.938 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 444.196 tỷ đồng, huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 403.164 tỷ đồng, cho vay đạt 280.555 tỷ đồng.

Trước đó trong báo cáo tài chính quý II công bố, Sacombank cho biết lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm là 1.461 tỷ đồng, trong đó riêng quý II là hơn 400 tỷ.

Như vậy chỉ riêng tháng 7, lợi nhuận nhà băng này thu về đã lên tới 477 tỷ đồng, cao hơn tổng lợi nhuận của cả 3 tháng đạt được liền trước. Kết thúc tháng 7, Sacombank cũng đã hoàn thành được 73% kế hoạch lợi nhuận cả năm (kế hoạch lãi 2.650 tỷ).

Ngân hàng cho biết thêm, các nguồn thu nhập của Sacombank tiếp tục tăng trưởng ổn định trong tháng 7 và 7 tháng. Tại thời điểm cuối tháng 7, tổng thu nhập thuần đạt 8.259 tỷ đồng, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, thu nhập lãi thuần đạt 5.539 tỷ đồng, tăng 33,6%.

Các hoạt động kinh doanh khác cũng có sức tăng trưởng ấn tượng, thu dịch vụ đạt 1.621 tỷ đồng, tăng 19,9%; thu kinh doanh ngoại hối đạt 284 tỷ đồng, tăng 26,9%. Thu từ hoạt động khác tăng hơn gấp đôi, đạt 769 tỷ đồng.

Về tỷ lệ nợ xấu của Sacombank, tính đến ngày 30/6/2019, nợ xấu nội bảng là 5.703 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% so với hồi đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn giảm 3,3% xuống còn 4.793 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay giảm xuống còn 2,04%.

Theo Sacombank, bên cạnh việc đẩy mạnh kinh doanh, trong thời gian qua ngân hàng cũng tập trung triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại, bám sát các mục tiêu tại Đề án tái cơ cấu.

Theo đó, Sacombank đã tăng cường thu hồi nợ xấu và tài sản tồn đọng với hơn 11.000 tỷ đồng đã xử lý trong nửa đầu năm 2019, Lũy kế từ khi triển khai Đề án đến nay, Sacombank đã thu hồi được gần 35.700 tỷ đồng. Hiện, Sacombank vẫn đang tích cực rao bán tài sản đảm bảo của các khoản nợ xấu có giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Điều này phù hợp với nhận định tốc độ thu hồi tài sản là yếu tố quan trọng nhất đối với Sacombank và quá trình tái cơ cấu của ngân hàng này vẫn đang hiệu quả.

Theo VCSC, ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) của Sacombank còn dư địa tăng mạnh vào cuối giai đoạn tái cơ cấu và dự báo sẽ đạt mức 17,3% vào năm 2023.

Hạn mức tăng trưởng tín dụng của Sacombank bị ảnh hưởng bởi quá trình giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), nhưng nhiều khả năng sẽ phục hồi ổn định trong nửa cuối năm 2019 và làm giảm áp lực lên lợi suất từ cán cân trong thị trường liên ngân hàng.

Nhà đầu tư cá nhân không quá mặn mà với ngành ngân hàng trong năm 2019. Việc các ngân hàng chỉ đơn giản hoàn thành kế hoạch đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên không thu hút được sự chú ý, trên thị trường có nhiều ngân hàng được định giá rẻ.

VCSC cho rằng giá cổ phiếu của STB sẽ đi ngang trong quý tới. Tuy nhiên, trong dài hạn cổ phiếu STB vẫn còn nhiều triển vọng để có thể tiến tới mức giá như kỳ vọng.

Kế hoạch kinh doanh năm 2019, Sacombank dự kiến lợi nhuận trước thuế đạt 2.650 tỷ đồng, tăng 18%; phấn đấu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

 >> Mỗi tuần một cổ phiếu: DVP được đánh giá khả quan với giá mục tiêu 50.900 đồng/cp

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...