Món quà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng Tổng thống Pháp Hollande

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tặng Tổng thống Pháp Francois Hollande bức bình phong có tên "dấu ấn thời gian", chất liệu gỗ sơn mài kết hợp với thếp vàng. Món quà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc t
Món quà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng Tổng thống Pháp Hollande
Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tặng Tổng thống Pháp Francois Hollande bức bình phong có tên "dấu ấn thời gian", chất liệu gỗ sơn mài kết hợp với thếp vàng.

Món quà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng Tổng thống Pháp Francois Hollande trong cuộc hội kiến sáng nay 6/9, là bức bình phong được chế tác bằng sơn mài có tên "dấu ấn thời gian", trên đó khắc họa hình ảnh của nhiều trí thức Pháp đã cống hiến cho Việt Nam cùng các di sản của người Pháp trên đất Việt.

Bức bình phong "dấu ấn thời gian"

Bức bình phong "dấu ấn thời gian"

Thông điệp của tác phẩm được sự cố vấn của nhà sử học Dương Trung Quốc, Hanoia là đơn vị thực hiện tác phẩm điêu khắc sơn mài này.

Tác phẩm "dấu ấn thời gian" chia làm 4 phần, thể hiện sinh động 4 trí thức Pháp, những người đã dành trọn tài năng và kiến thức để cống hiến cho Việt Nam cùng những dấu ấn văn hóa của họ. Cụ thể là: Bác sĩ, nhà vi trùng học Alexandre Yersin, nữ khảo cổ Madeleine Colani, họa sĩ Victor Tardieu, trí thức chống phát xít Raymond Aubrac.

Tác phẩm được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật sơn mài truyền thống.

Tác phẩm được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật sơn mài truyền thống.

Theo thông tin từ Hanoia, bức sơn mài được thực hiện trên nền tảng kỹ thuật sơn mài truyền thống, chất liệu gỗ sơn mài kết hợp với thếp vàng. Hộp đựng bình phong làm từ vóc vải sợi, bồi nhiều lần để tạo cốt. Sau đó, qua quá trình sơn và mài được lặp đi lặp lại nhiều lần trên bề mặt vải, lớp sơn mài sẽ trở nên sâu, bóng, óng, mượt mà.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với Tổng thống Pháp Hollande bên lề cuộc hội kiến. Ảnh: Quang Hiếu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao đổi với Tổng thống Pháp Hollande bên lề cuộc hội kiến. Ảnh: Quang Hiếu

Trưa nay, Tổng thống Pháp Francois Hollande dự tiệc chiêu đãi của Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội.

Trao đổi với VnExpress, đầu bếp Chu Mạnh Hùng cho biết buổi tiệc được phục vụ 5 món chính gồm: nem và nộm, súp bào ngư, mọc cua hoàng đế, thăn bê non áp chảo và tráng miệng hoa quả, cà phê, trà.

"Món mọc cua hoàng đế có lẽ sẽ khiến tổng thống Pháp thích. Chúng tôi xác định rằng phải có một món ăn đặc sắc riêng của Việt Nam để tạo ấn tượng", đầu bếp Hùng nói.

Thực đơn của buổi tiệc. Ảnh: Giang Huy

Thực đơn của buổi tiệc. Ảnh: Giang Huy

Sau tiệc chiêu đãi, ông Hollande tiếp tục đi bộ tại phố cổ Hà Nội cùng một nhóm cựu sinh viên học tập tại Pháp.

 Ông Hollande đêm qua đáp máy bay xuống Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm Việt Nam kéo dài tới ngày 7/9. Chuyến thăm đánh dấu lần đầu tiên một tổng thống Pháp đến Việt Nam trong 12 năm. Ông Hollande là tổng thống thứ ba của Pháp thăm Việt Nam sau chuyến thăm của tổng thống Francois Mitterrand năm 1993 và tổng thống Jacques Chirac năm 1997 và năm 2004.

Theo Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…