Một số bộ, ngành chưa quyết liệt hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, một số bộ, ngành, địa phương chưa nhận thức sâu sắc về Nghị quyết 35, chưa quyết liệt thực hiện.
Một số bộ, ngành chưa quyết liệt hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

Ngày 9/2, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp chủ trì cuộc họp về chuẩn bị sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.

Tại cuộc họp, đại diện nhiều bộ, ban, ngành cho biết: Thời gian qua, Nghị quyết  35 đã góp phần tạo dựng niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp vào cam kết về một Chính phủ kiến tạo, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Từ đó, có sự chuyển dịch về tư tưởng, nhận thức trong bộ máy công quyền ở cả trung ương và địa phương với tinh thần phục vụ, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.

Một số bộ, ngành, với sự chỉ đạo quyết liệt của người đứng đầu đã thực hiện sửa đổi nhiều chính sách có nội dung tích cực hỗ trợ doanh nghiệp như: Bộ Công thương, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng… Tất cả 63/63 tỉnh, thành phố đã ký cam kết về tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Qua đối thoại với doanh nghiệp, nhiều nút thắt trong cơ chế chính sách được tháo gỡ.

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc khẳng định, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. Việc ban hành Nghị quyết 35 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp với những mục tiêu, nguyên tắc, nhiệm vụ giải pháp hiệu quả và khả thi. Việc phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng đã thể hiện quyết tâm chính trị rất cao của Chính phủ trong việc tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn, thân thiện nhằm xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh có năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

“Đây là lần đầu tiên chúng ta có Nghị quyết về phát triển doanh nghiệp cho cả nhiệm kỳ. Điều này là bước tiến và Nghị quyết này có những mục tiêu cụ thể và có những giải pháp và chương trình hành động rất cụ thể nên cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao”- Ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Tuy nhiên, qua thực tế triển khai thực hiện Nghị quyết vẫn còn tồn tại một số hạn chế như, một số Bộ ngành, địa phương chưa nhận thức sâu sắc về Nghị quyết 35, do đó chỉ đạo chưa quyết liệt, chậm ban hành chương trình hành động, tổ chức đối thoại với doanh nghiệp trên địa bàn chưa kịp thời, việc đối thoại ở một số địa phương còn nặng về hình thức, chưa đi theo chuyên đề cụ thể…

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị: Thời gian tới, tất cả các bộ ngành, 63 tỉnh, thành phố, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có báo cáo cho Chính phủ về nghị quyết 35. Theo đó, cần bám sát những chủ trương lớn của Nghị quyết; tiến độ, kết quả triển khai nhiệm vụ; phải nêu được những tồn tại, hạn chế, tìm ra nguyên nhân và kiến nghị đề xuất thực hiện Nghị quyết 35 có hiệu quả trong thời gian tới; tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo để nâng cao chất lượng và năng suất lao động.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…