Một số ngân hàng bất ngờ “ngược dòng” tăng lãi suất huy động

Vài ngày trở lại đây, một số ngân hàng bất ngờ điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi ở một vài kỳ hạn trong bối cảnh lãi suất đầu vào chạm đáy để thu hút khách hàng gửi tiền...

Một số ngân hàng bất ngờ “ngược dòng” tăng lãi suất huy động
Một số ngân hàng bất ngờ “ngược dòng” tăng lãi suất huy động

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, lãi suất tiết kiệm của một số ngân hàng đã có sự thay đổi theo xu hướng tăng ở cả kỳ hạn ngắn và dài, trong đó có cả ngân hàng thương mại lớn.

Cụ thể, vào ngày 23/2 vừa qua, lãi suất tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được điều chỉnh tăng 0,1 – 0,4 điểm phần trăm tại các kỳ hạn từ 1 tháng đến 5 tháng.

Theo đó, lãi suất được áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến dưới 2 tháng và 2 tháng đến dưới 3 tháng lần lượt ở mức 2,4%/năm và 2,5%/năm, cùng tăng 0,2 điểm phần trăm. Còn tại kỳ hạn 3 tháng đến dưới 4 tháng, ngân hàng Sacombank đang triển khai với lãi suất là 2,7%/năm, cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với đầu tháng 2/2024.

Trong khi đó, lãi suất ấn định cho kỳ hạn 4 tháng và 5 tháng tương ứng mức 3%/năm và 3,4%/năm, cao hơn tháng trước 0,1 – 0,4 điểm phần trăm.

Tương tự, lãi suất huy động Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) cũng tăng 0,1 - 0,3 điểm phần trăm ở các kỳ hạn, lên cao nhất 4,6%/năm kỳ hạn 12 tháng và mức gửi từ 5 tỷ đồng kỳ hạn này lên 5%/năm.

Thậm chí, HDBank đang áp dụng lãi suất tiền gửi 8,1%/ năm dành cho khách hàng gửi số tiền tối thiểu 300 tỷ đồng tại kỳ hạn 13 tháng. Đối với khoản tiền gửi dưới 300 tỷ đồng tại kỳ hạn này, mức lãi suất tối đa có thể được nhận là 5,7%/năm, tăng 0,6 điểm phần trăm so với đầu tháng 2/2024…

Lý giải về động thái tăng lãi suất tiền gửi tại một số ngân hàng trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động vẫn ở mức thấp, lãnh đạo một ngân hàng cho biết, việc tăng lãi suất chỉ ở một vài kỳ hạn, do các kỳ hạn này mức lãi suất thấp hơn mặt bằng chung nên điều chỉnh tăng. Mặt bằng chung lãi suất huy động vẫn ở mức thấp và xu hướng là ổn định.

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tại thời điểm cuối tháng 1/2024, mặt bằng lãi suất tiền gửi và cho vay tiếp tục có xu hướng giảm. Lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân các giao dịch phát sinh mới của các ngân hàng thương mại là 3,38%/năm và 6,84%/năm, giảm lần lượt khoảng 0,15 điểm phần trăm và 0,25 điểm phần trăm so với cuối năm 2023.

Về phía người gửi tiền, dù lãi suất đầu vào đi xuống nhưng nhiều người cho biết vẫn chọn gửi tiết kiệm trong bối cảnh các kênh đầu tư khác chưa sôi động hoặc nhiều rủi ro.

Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định đến thời điểm này, các mức lãi suất điều hành vẫn được giữ nguyên nhằm tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp để góp phần hỗ trợ nền kinh tế. Lãi suất sẽ được điều hành phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước luôn khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục cấp tín dụng, phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Mới đây, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) vừa công bố báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2024 với nhiều dự báo đáng chú ý về xu hướng lãi suất huy động trong năm nay.

Cụ thể, trong bối cảnh lãi suất huy động đã về vùng thấp lịch sử, Chứng khoán KBSV dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục đi ngang ở vùng thấp trong hầu hết cả năm 2024 trong khoảng 4,85% - 5,35%.

anh-chup-man-hinh-2024-02-27-luc-102536-3525.png
Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam theo các tổ chức tài chính

Theo báo cáo, nhiều yếu tố trọng yếu sẽ tác động tới mặt bằng lãi suất huy động. Trong đó, cầu tín dụng nhiều khả năng sẽ phục hồi, tuy nhiên khó có đột biến. Do những khó khăn tồn đọng từ năm 2023 chưa thể được khắc phục triệt để trong năm sau. Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng quanh mức 6% với lĩnh vực bất động sản, khu vực có tỷ trọng đóng góp cao trong tăng trưởng tín dụng, chưa thể hồi phục mạnh mẽ.

Theo đó, áp lực lên mặt bằng lãi suất cho vay từ phía cầu sẽ chưa lớn. Dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ đạt mức quanh 13,5% - 14,5%, thấp hơn chỉ tiêu 15% mà Ngân hàng Nhà nước giao trong năm 2024.

Bên cạnh đó, chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước vẫn theo hướng nới lỏng khi mà áp lực lạm phát và tỷ giá hạ nhiệt. Cụ thể, với việc lạm phát đang có xu hướng giảm tốc ở hầu hết các nền kinh tế lớn trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc, 2 đầu tàu tăng trưởng kinh tế thế giới, được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm sau, lạm phát toàn cầu sẽ tiếp tục xu hướng giảm trong năm 2024, hỗ trợ xu hướng ổn định lạm phát của Việt Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...