Mỹ áp thuế chống bán phá giá: Doanh nghiệp nói ít bị ảnh hưởng

Với việc Mỹ áp lệnh chống bán phá giá với thép nhập khẩu từ hàng loạt quốc gia đang tạo lên nguy cơ trả đũa, chiến tranh thương mại giữa các nước. Sản xuất thép tại Việt Nam dự kiến sẽ đối mặt những k
Mỹ áp thuế chống bán phá giá: Doanh nghiệp nói ít bị ảnh hưởng

Ngày 8/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định áp các hình thức trừng phạt đối với thép và nhôm nhập khẩu vào nước này với mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu nước ngoài và 10% đối với nhôm. Thép Việt Nam chịu mức thuế ít nhất, ở mức 7,7%.

Thông tin ngay lập tức kéo giá cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp sản xuất thép tên tuổi thế giới và các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam liên tục giảm giá trong vài ngày qua. Nhiều mã cổ phiếu chứng kiến tình trạng bán ra mạnh của nhà đầu tư trong nước cũng như các quỹ đầu tư nước ngoài. Như với cổ phiếu HSG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen giảm giá 3 phiên liên tiếp. Cổ phiếu HPG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát cũng qua một phiên giảm giá nhẹ trước khi quay đầu tăng nhẹ trở lại vào chốt phiên ngày 12/3. Trong khi NKG của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim giảm hai phiên liên tiếp.

Theo đánh giá của các chuyên gia, thực tế việc đánh thuế nhập khẩu nhôm, thép của Mỹ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới các doanh nghiệp Việt Nam dù Việt Nam đứng thứ 12 trong số 20 nước xuất khẩu thép, tôn mạ nhiều nhất vào Mỹ. Theo thống kê của Hiệp hội thép, hiện sản lượng xuất khẩu các sản phẩm thép, tôn mạ của Việt Nam sang thị trường Mỹ là khoảng 200.000 tấn/năm. Trong đó chủ yếu là sản phẩm từ 3 doanh nghiệp là Tôn Hoa Sen, Tôn Đông Á và Hòa Phát. Với mặt hàng nhôm xuất khẩu vào Mỹ, Việt Nam đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Canada và Mexico.

Trong báo cáo của mình, Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, với tỷ lệ xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước hiện nay, việc áp thuế chống bán phá giá của Mỹ sẽ không ảnh hưởng quá tiêu cực lên các nhà xuất khẩu thép niêm yết. Theo đó, các doanh nghiệp thép Việt vẫn còn nhiều cách tiếp cận thị trường Mỹ, bởi mục tiêu của chính phủ nước này là chặn các mặt hàng có nguồn gốc Trung Quốc được gia công hoặc tạm nhập tại các nước khác để né thuế. Bằng việc sản xuất từ thượng nguồn hoặc sử dụng bán thành phẩm được sản xuất trong nước, các doanh nghiệp vẫn có thể chứng minh xuất xứ Việt Nam để bán hàng tại thị trường khắt khe như Mỹ, khối EU và Úc.

Doanh nghiệp bị ảnh hưởng không nhiều về lâu dài?

Theo ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, đến nay Việt Nam đã ký kết 12 FTA song phương và đa phương, đang đàm phán 4 FTA và đang xem xét 1 FTA. Vì vậy ngành thép Việt Nam sẽ ngày càng hội nhập sâu rộng với ngành thép thế giới. Theo các cam kết về thuế quan của các FTA đã ký kết, thuế suất nhập khẩu trung bình của thép và các sản phẩm thép vào Việt Nam sẽ chỉ dao động ở mức 0,69% - 7,55% trong giai đoạn 2015-2018 và sẽ tiếp tục giảm trong giai đoạn tiếp theo. Do đó, áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp thép Việt Nam sẽ ngày càng lớn, để tiếp tục tồn tại và phát triển cần phải không ngừng nâng cao tính cạnh tranh.

Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam cũng cho rằng, lượng thép xuất khẩu vào khu vực ASEAN trong năm vừa qua chiếm khoảng 60% tổng lượng thép xuất khẩu. Các doanh nghiệp như Hòa Phát, Hoa Sen hay Nam Kim đều có tỷ trọng xuất sang Mỹ không quá 5%. Vì vậy trong ngắn hạn, việc áp thuế sẽ không ảnh hưởng quá tiêu cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu tôn thép của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu về dài hạn, tác động chắc chắn sẽ có.

Chia sẻ với báo chí, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát cho hay, việc hai quỹ Vinacapital và Dragoncapital  thời gian qua bán ra khối lượng lớn cổ phiếu Hòa Phát cũng nhằm chốt lời sau một thời gian đầu tư. Đây là chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài còn việc áp thuế của Mỹ cũng có tác dụng gián tiếp. Theo ông Long, tác động trong ngắn hạn của việc áp thuế này là không đáng kể, do phần xuất khẩu của Hòa Phát vào Mỹ rất thấp, chỉ dưới 1%. Vì vậy việc ảnh hưởng của áp thuế gần như không có.

Về việc Mỹ áp thuế chống bán phá giá, Bộ Công Thương cho hay đang theo dõi sát vụ việc. Cơ quan này cho rằng, các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ Việt Nam chỉ nhằm mục đích sử dụng là xây dựng dân dụng không phải xây dựng cơ sở hạ tầng hay an ninh quốc phòng và không cạnh tranh trực tiếp với các nhà sản xuất của Mỹ. Hơn nữa, lượng nhất khẩu sản phẩm thép và nhôm từ Việt Nam chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng nhập khẩu thép và nhôm của Mỹ, do đó không thể gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất thép và nhôm của Hoa Kỳ.

Bộ Công Thương cho hay đã đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ xem xét, cân nhắc loại trừ các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ Việt Nam ra khỏi phạm vi áp dụng của biện pháp do các sản phẩm này không ảnh hưởng đến mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ.

Số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam cho thấy, trong 11 tháng của năm 2017, ngành thép xuất khẩu 2,4 triệu tấn thép vào các nước khối ASEAN, chiếm 59% tổng lượng xuất khẩu thép. Xuất khẩu sang Mỹ chỉ dừng ở mức 470.000 tấn, chiếm chưa tới 11% tổng lượng xuất khẩu

Theo Phạm Tuyên / Báo Tiền Phong

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…