Mỹ: Google - Facebook hay Covid-19 mới là kẻ thù của báo chí?

Những thông tin tràn ngập về COVID-19 trong thời gian qua đã khiến người dân Mỹ choáng ngợp. Nhưng, “ngập trong biển thông tin” cũng chính là thách thức đặc biệt khó khăn với các biên tập viên của những tờ báo nhỏ tại các địa phương của Mỹ.
Mỹ: Google - Facebook hay Covid-19 mới là kẻ thù của báo chí?

Covid-19 bóp nghẹt các tờ báo nhỏ, thời cơ cho fakenew?

Reed Anfinson, người không chỉ sở hữu và xuất bản Swift County, Minn.’s Monitor-News, mà còn viết gần như mọi tin bài của những tờ báo này, đã làm việc gần như bảy ngày một tuần kể từ khi bắt đầu bùng phát COVID-19, kể cả trong thời gian bản thân ông mắc COVID-19. Với “ông chủ bút” này, ước muốn lớn nhất vẫn là có thêm nhiều thời gian hơn để viết về những người bị ảnh hưởng bới COVID-19, và một mơ ước lớn hơn: Có tiền để tuyển thêm phóng viên.

Bất chấp việc nguồn thông tin về COVID-19 cần phải có nhiều hơn, để tồn tại, các ấn phẩm của Anfinson vẫn buộc phải thu hẹp lại - đồng nghĩa với việc cắt giảm nhân sự. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động của COVID-19 khiến ngân sách quảng cáo của các doanh nghiệp bị cắt giảm...Anfinson nói rằng ông vẫn đang tìm các biện pháp tiết kiệm chi phí hơn, nhưng rất khó để biết những gì cần làm tiếp theo. “Chúng tôi đã sức cùng lực kiệt, giờ có muốn cũng không tìm ra chỗ nào để cắt giảm thêm nữa”. Ông cảm thán.

Không chỉ những tờ báo nhỏ, ngay cả các hãng tin tức địa phương lớn hơn như Monitor - News cũng đều ở trong tình trạng khó khăn ngay cả trước khi xảy ra đại dịch. Hơn 2.000 tờ báo tại Hoa Kỳ đã đóng cửa trong 15 năm qua và 1.800 cộng đồng có các trang tin tức địa phương từ năm 2004 không có một tờ báo nào vào cuối năm 2019, theo nghiên cứu từ Trường Báo chí và Truyền thông Hussman thuộc Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill. Hiện, hơn 200 quận tại Mỹ không có một tờ báo hoặc nguồn thông tin “đáng tin cậy và toàn diện”, và một nửa chỉ có một tờ báo. COVID-19 chỉ đẩy nhanh sự sụp đổ của các trang tin địa phương. Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu Pew, doanh thu quảng cáo giảm 42% trong một quý của năm 2020 so với năm trước và doanh thu phát hành giảm 8%. Kéo theo đó là hơn 60 tòa soạn báo địa phương đã đóng cửa trong năm 2020, trong khi những tòa soạn khác phải tìm cách sa thải, cắt giảm lương và các hoạt động cắt giảm chi phí khác để tồn tại.

Một điều đáng lo ngại là khi các trang tin địa phương biến mất, chúng để lại một khoảng trống thông tin lớn, tạo điều kiện cho việc lan truyền thông tin sai lệch – fake news trên các phương tiện truyền thông xã hội và thông qua các nền tảng truyền thông “pink smile” (mạng lưới mới gồm các “trang web tin tức địa phương” không chính thống, được hậu thuẫn về mặt tài chính, để hướng dư luận theo một chiều nào đó). Hậu quả của việc thiếu những nguồn tin chính thống đã hiện rõ nhất trong đại dịch. Trong năm 2020, sự phân cực chính trị và thông tin sai lệch đã khiến một số người nghi ngờ ngay cả những thông tin cơ bản về đại dịch, từ tính chính xác của tỷ lệ tử vong đến liệu các biện pháp chống dịch cơ bản như sử dụng khẩu trang có thể làm chậm sự lây lan của virus hay không. Ở một số cộng đồng tại Mỹ, nhiều cư dân đã phản đối các biện pháp đã được khoa học chứng minh vì cho rằng việc đeo khẩu trang không khác gì đeo mặt nạ, và rằng nó sẽ “giúp ích cho những tên cướp”. Và, chỉ có số ít các phóng viên địa phương nỗ lực tìm mọi cách để đấu tranh với fakenews. Những người như Anfinson đã phải nỗ lực làm việc để xua tan những tin đồn về virus - bao gồm cả những phát ngôn sai sự thật về việc bệnh viện sử dụng quỹ COVID-19 không đúng cách - và đưa ra những lời chỉ trích về sự giãn cách xã hội và khuyến cáo sử dụng khẩu trang của chính quyền. Nhưng những nỗ lực của anh ấy đã phải trả giá.

“Tôi biết rằng việc tôi liên tục viết về những vấn đề này đã khiến tôi mất đi những người mua báo cũng như các doanh nghiệp quảng cáo”. Anfinson nói. Tuy nhiên, ông vẫn lựa chọn việc tiếp tục, với hai mục tiêu chính trong tâm trí: giữ cho cộng đồng của mình an toàn và giúp họ phục hồi sau sự tàn phá kinh tế của đại dịch. Nếu Anfinson thất bại, các thị trấn mà nơi các tờ báo của ông phát hành có thể sẽ giống như 200 quận khác tại Mỹ: Không còn một tờ báo một cách thực sự nào! Anfinson nói: “Chúng tôi biết không có gì thay thế được chúng tôi. «Ở những thị trấn nhỏ của Mỹ, tờ báo gần như là nguồn thông tin duy nhất.” 

Đại dịch COVID-19 cũng đã đe dọa một số ấn phẩm đã phát triển vững chắc vào đầu năm 2020, như tờ North Coast Journal hàng tuần ở Humboldt County, California, nơi tòa soạn thu hẹp từ năm nhân viên xuống còn một nhân viên toàn thời gian và một nhân viên bán thời gian. Sự cắt giảm bắt buộc sau khi các nhà quảng cáo rút lui hoặc cắt giảm chi phí truyền thông quảng cáo. Biên tập viên Thadeus Greenson của Journal News cho biết: “Có thời điểm mà chúng tôi không biết liệu chúng tôi có còn tồn tại được hay không?”. Nhưng rất may khi cuối cùng tạp chí đã thành công sau khi nhận được khoản vay của Chương trình Paycheck Protection Program và điều chỉnh lại chiến lược quảng cáo của mình. Khoản vay này giúp tờ báo có tiền thể trả lương cho 3 biên tập viên để trụ vững và kịp thời cung cấp những thông tin cần thiết về đại dịch COVID-19 và những ảnh hưởng kinh khủng của nó tới cộng đồng cư dân. Nhưng thông tin về việc mất an ninh lương thực, những đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch đem lại cho người dân và chính quyền những cái nhìn chính xác về tình hình đại dịch COVID-19 tại các cộng đồng cư dân nhỏ.

Trong “kỷ nguyên COVID-19”, hậu quả của cuộc khủng hoảng tin tức địa phương là rõ ràng nhất khi nhìn vào các nguồn biên tập có sẵn trong các cộng đồng nơi các tòa soạn nhỏ còn tồn tại. Ví dụ như virus tấn công vào Hoa Kỳ vào mùa đông 2020, Echo Day - biên tập viên của Leader ở Covington, Tenn, đã xây dựng một trung tâm thông tin về dịch COVID-19. Tại đây, độc giả có thể tìm hiểu về những quyết định đóng cửa trường học và lễ hội, xem nơi nhận thực phẩm quyên góp và đọc những câu chuyện từ cộng đồng địa phương, chẳng hạn như câu chuyện về một phụ nữ đã chết vì COVID-19 sau khi nhất định phản đổi đeo khẩu trang và tuân thủ giãn cách xã hội. Day nói: “Đây là một dự án mà tôi cảm thấy rất muốn thực hiện, cung cấp cho mọi người thông tin này. Bởi vì nếu không có những nguồn thông tin chính xác của chúng tôi, rất có thể thay vào đó sẽ là những thông tin sai lệch, không được kiểm chứng”.

Cuộc chiến David - Goliath

Mỹ: Google - Facebook hay Covid-19 mới là kẻ thù của báo chí? ảnh 1

Vài tháng trước, Paul Farrell, một luật sư tại Tây Virginia đã đứng sau một vụ kiện liên bang được xem như cuộc chiến giữa David và Goliath mà một số người tin rằng có thể mở ra một con đường cho ngành công nghiệp truyền thông đang gặp khó khăn. Đó là vụ kiện của các trang báo địa phương đối với 2 ông lớn Google và Facebook. Ẩn sau vụ kiện mang tính chất lịch sử được đệ trình lên tòa án liên bang ở Tây Virginia là một câu hỏi đầy ám ảnh: Điều gì sẽ xảy ra nếu?..

Điều gì sẽ xảy ra nếu các tờ báo địa phương có thể cạnh tranh thành công về doanh thu quảng cáo kỹ thuật số khi độc giả của họ chuyển sang trực tuyến? Điều gì sẽ xảy ra nếu sự “độc quyền” mạnh mẽ của Google và Facebook không “hút hết oxy” trong nền kinh tế kỹ thuật số mới này, về cơ bản làm nghẹt thở các phương tiện truyền thống bằng cách tước đi số tiền quảng cáo cần thiết để tồn tại? Liệu ngành công nghiệp báo chí sẽ lành mạnh hơn? Báo chí sẽ tồn tại hay bị thay thế bởi các mạng xã hội do các ông lớn điều chỉnh?

Những người đứng sau vụ kiện chống độc quyền này hy vọng sẽ được tìm ra. Mặc dù không có một số tiền cụ thể nào được xác định trong đơn khiếu nại, luật sư Paul Farrell - luật sư chính trong vụ kiện của HD Media chống lại các gã khổng lồ công nghệ của Tây Virginia - cho rằng những con số có thể là kinh khủng: Hai ông lớn công nghệ đã bỏ túi hàng tỷ đô la doanh thu quảng cáo - hơn một nửa tổng số đô la quảng cáo kỹ thuật số trong năm 2019 - trong khi các tờ báo đang vật lộn để chuyển từ quảng cáo báo in sang quảng cáo online.

Farrell, cho biết: “Không có một con số nào đủ lớn để bù đắp cho những gì đã xảy ra với ngành báo chí trong hai thập kỷ qua. Trên toàn nước Mỹ, hơn 2.000 tờ báo địa phương đã đóng cửa kể từ năm 2004; một nửa số công việc của tòa soạn đã bị cắt bỏ. Xu hướng bi thảm đó thậm chí còn tăng nhanh hơn trong đại dịch COVID-19. Ngay khi người dân cần những thông tin chính xác và được kiểm chứng.

Trên thực tế, bất chấp vai trò phản biện cực kỳ quan trọng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tờ báo vẫn đang dần dần biến mất.

Năm 2017, tờ Charleston Gazette - Mail đã giành được giải thưởng Pulitzer trong lĩnh vực điều tra với loạt bài vạch rõ ngành công nghiệp dược phẩm đã đầu độc các cộng đồng ở Tây Virginia. Cuộc điều tra gồm hai phần của Eric Eyre ở Kermit, W.Va., nơi dân số chỉ có 392 người, nơi các hãng dược phẩm đã gây ra một nỗi kinh hoàng: “Ở đó, các hãng dược phẩm tư nhân đã vận chuyển gần 9 triệu viên thuốc hydrocodone gây nghiện cao - và có khả năng gây chết người - trong hai năm cho một loạt thuốc hiệu thuốc ở Quận Mingo”. Một địa phương nghèo, Quận Mingo có tỷ lệ tử vong do opioid kê đơn cao thứ tư so với bất kỳ quận nào ở Hoa Kỳ.

Đối với một tòa soạn báo có ít hơn 50 nhân viên, việc giành được giải Pulitzer là một khoảnh khắc chiến thắng, một minh chứng cho thấy tờ báo vẫn có thể tiếp tục thực hiện sứ mệnh “phản biện xã hội” chống lại hành vi sai trái đầy tự hào. Nhưng, vinh quang chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Ngay năm sau, tờ báo này tuyên bố phá sản.

Vụ kiện của Paul Farrell được xem như hành động để chống lại những câu chuyện đã xảy ra như đối với Charleston Gazette – Mail. Vụ kiện tập trung vào những gì nó mô tả là các hoạt động độc quyền bất hợp pháp của các công ty công nghệ và vào một thỏa thuận bí mật - có tên Jedi Blue - giữa Google và Facebook. HD Media, công ty không chỉ sở hữu Gazette-Mail mà còn Herald- Dispatch ở Huntington và một số tờ báo hàng tuần, đang kêu gọi “mọi tờ báo khác ở Mỹ”tham gia vụ kiện của họ. Doug Reynolds, đối tác quản lý của công ty, cho biết: “Chúng tôi đang đấu tranh không chỉ vì tương lai của báo chí mà còn bảo vệ nền dân chủ của chúng tôi, ”DougReynolds.

Các tờ báo địa phương khó có thể cạnh tranh về doanh thu quảng cáo kỹ thuật số khi độc giả của họ chuyển sang đọc trực tuyến. Sự "độc quyền" mạnh mẽ của Google và Facebook đã và đang "hút hết oxy" trong các nền kinh tế kỹ thuật số khiến các phương tiện thông tin truyền thống bi tước đi số tiền quảng cáo cần thiết để tồn tại. 

Trên toàn nước Mỹ, hơn 2.000 tờ báo địa phương đã đóng cửa kể từ năm 2004. Một nửa số công việc của toà soạn đã bị cắt bỏ. Xu hướng bi thảm đó thậm chí còn tăng nhanh hơn trong đại dịch Covid-19. 

Google và Facebook đã không bình luận về vụ kiện và vẫn khẳng định rằng thỏa thuận Jedi Blue là hợp pháp. Hai ông lớn cũng cho rằng, trong nhiều năm, cả hai công ty đã đóng góp cho sự nghiệp báo chí - giúp các tòa soạn thực hiện các chiến lược kỹ thuật số, tài trợ cho các sự kiện trong ngành, chia sẻ doanh thu và hướng độc giả thông qua các sáng kiến khác nhau.

Nhưng phóng viên điều tra Eric Eyre cho rằng “Họ cố gắng bù đắp những gì họ đã gây ra bằng cách quyên góp số tiền khổng lồ để “hỗ trợ” báo chí địa phương trong khi họ đang giết dần mòn các tờ báo địa phương”.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...