Mỹ lập hồ sơ điện tử cho người đã tiêm vaccine COVID-19

Hai "ông lớn" công nghệ Mỹ là Microsoft, Oracle và các công ty chăm sóc y tế Cigna và Mayo Clinic đã tham gia dự án “Sáng kiến Giấy chứng nhận tiêm vaccine” nhằm phát triển một loại hồ sơ điện tử cho những người đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Mỹ lập hồ sơ điện tử cho người đã tiêm vaccine COVID-19

Trong thông báo ngày 14/1, các công ty trên cho biết mục đích của dự án là nhằm giúp người dân có được các bản sao điện tử hồ sơ tiêm chủng đã được mã hóa và họ có thể lưu hồ sơ này trong ví điện tử mà họ lựa chọn.
Những người không có điện thoại thông minh sẽ nhận được giấy chứng nhận có mã QR tích hợp thông tin chứng nhận tiêm vaccine.

Tại Mỹ, những người đã tiêm vvaccine ngừa COVID-19 sẽ nhận được một thẻ hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng. Tuy nhiên, các công ty công nghệ cho rằng hệ thống hiện hành không thuận tiện để truy cập, kiểm soát và chia sẻ hồ sơ tiêm chủng.

Hiện Mỹ là quốc gia có nhiều người dân đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 nhất thế giới. Tuy nhiên, số người đã được tiêm phòng vẫn ít hơn so với mục tiêu nhà chức trách nước này đặt ra là đến cuối tháng 12/2020 tiêm phòng cho 20 triệu người.

Theo số liệu chính thức được công bố ngày 13/1, hơn 10 triệu người ở Mỹ đã được tiêm liều vaccine đầu tiên. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết, trong số 29.380.125 liều vaccine của 2 hãng dược phẩm Pfizer và Moderna được chuyển tới các bang của nước này, đã có 10.278.462 liều được sử dụng tiêm mũi đầu tiên.

Như vậy, mới chỉ có khoảng 3,1% trong tổng dân số khoảng 330 triệu người ở Mỹ được tiêm phòng mũi đầu tiên và vaccine này chưa được sử dụng cho trẻ em.

Xét tỉ lệ dân số đã được tiêm chủng, Israel đang dẫn đầu thế giới, tiếp đó lần lượt là Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, Anh và Mỹ.

Trước đó, ngày 13/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đến nay đã có khoảng 28 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm chủng cho người dân trên thế giới. Theo Giám đốc phụ trách các trường hợp khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan, khoảng 46 nước trên thế giới đã triển khai chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19, trong đó 38 nước là những quốc gia có thu nhập cao.

Xét tỷ lệ dân số đã được tiêm chủng, Israel đang dẫn đầu thế giới, tiếp đó lần lượt là Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain, Anh và Mỹ.

Kể từ khi bùng phát tại Trung Quốc cuối năm 2019, đến nay đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,9 triệu người trong tổng số hơn 92,8 triệu người mắc bệnh. WHO đã cảnh báo về một năm khó khăn hơn trong bối cảnh xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được nhận định là có khả năng lây lan nhanh hơn chủng virus gốc.

Xem thêm

Vaccine COVID-19 do Đức, Mỹ sản xuất hiệu quả tới hơn 90%

Vaccine COVID-19 do Đức, Mỹ sản xuất hiệu quả tới hơn 90%

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành hãng Pfizer cho biết những kết quả đầu tiên thu được từ quá trình thử nghiệm đã bước đầu chứng minh khả năng ngăn ngừa COVID-19 của vaccine. Ông Bourrla gọi đây là "một ngày tuyệt vời đối với khoa học và nhân loại".

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...