Trung Quốc: Không tiêm vaccine đại trà, chỉ tập trung cho đối tượng công tác tuyến đầu

Quan chức y tế hàng đầu Trung Quốc cho rằng, sẽ không cần thiết phải tiêm chủng vắc xin đại chúng trong thời gian này mà sẽ ưu tiên dành cho các nhân viên công tác tuyến đầu.
Trung Quốc: Không tiêm vaccine đại trà, chỉ tập trung cho đối tượng công tác tuyến đầu

Theo quan chức y tế hàng đầu Trung Quốc, không phải tất cả mọi người dân Trung Quốc đều cần tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 trong thời điểm này, bởi Bắc Kinh đang ưu tiên cho những nhân viên công tác tuyến đầu và những người có nguy cơ tổn thương cao. 

“Kể từ khi làn sóng Covid-19 đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc đã nhiều lần sống sót sau đại dịch,” ông Gao Fu - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho biết trong một hội nghị cấp cao về vắc-xin tại Thâm Quyến (Trung Quốc), theo thông tin từ hãng thông tấn nhà nước China News Service. 

Ông Fu cho biết thêm, câu hỏi về việc tiêm chủng cho công chúng là một trong những vẫn đề “rủi ro và lợi ích” tương đương, chỉ ra các yếu tô như chi phí và tác dụng phụ tiềm ẩn. Ông Fu cho rằng hiện tại không cần phải tiêm phòng hàng loạt - mặc dù điều đó có thể thay đổi nếu một đợt bùng phát nghiêm trọng khác xảy ra. 

Chính sách này đánh dấu việc Trung Quốc đi ngược lại với nhiều chính phủ phương Tây, đặc biệt là Australia, nơi đã vạch ra kế hoạch triển khai các đợt tiêm chủng đại chúng trong thời gian tới. 

Ông Gao Fu nhấn mạnh, bất kỳ loại vắc xin tiềm năng nào được sản xuất sẽ ưu tiên dành cho những người công tác tuyến đầu như nhân viên y tế, công dân Trung Quốc làm việc ở nước ngoài tại các khu vực “điểm nóng”, những người làm việc trong môi trường đông đúc có nguy cơ cao như nhà hàng, trường học hoặc dịch vụ vệ sinh … 

Số trường hợp nhiễm bệnh ở Trung Quốc vẫn ở mức thấp kể từ cuối mùa xuân năm nay. Đã có một vài đợt tái bùng phát - như ở tỉnh Cát Lâm vào tháng 5, ở Bắc Kinh vào tháng 6 và Tân Cương vào tháng 7 - nhưng những đợt bùng phát này đều đã được giải quyết bằng các biện pháp cách ly, phong toả ngay lập tức cùng xét nghiệm hàng loạt. 

Hiện Trung Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong cuộc đua phát triển vắc-xin toàn cầu. Trong số hơn 30 loại vắc xin đang được thử nghiệm lâm sàng, có 9 loại đến từ Trung Quốc - nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. 4 trong số 9 ứng cử viên vắc xin đó đang nằm trong thử nghiệm giai doạn cuối. Mới tuần trước, Đại học Hồng Kông đã thông báo về các thử nghiệm lâm sàng đã được phê duyệt cho một loại vắc-xin xịt mũi, trong một dự án hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc đại lục. 

Nguồn: CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...