Phát hiện nhược điểm lớn của vaccine trị Covid-19 của Nga, Trung Quốc

Một số vắc xin ngừa Covid-19 từ Nga và Trung Quốc được phát triển dựa trên virus cảm cúm thông thường, do đó có thể hạn chế hiệu quả của vắc xin trước SARS-CoV-2.
Phát hiện nhược điểm lớn của vaccine trị Covid-19 của Nga, Trung Quốc

Một số chuyên gia cho biết một số vaccine Covid-19 đang được phát triển ở Nga và Trung Quốc có chung một nhược điểm. Đó là đều dựa trên một loại virus cảm cúm thông thường, do đó có khả năng hiệu quả của vaccine sẽ bị hạn chế trước virus SARS-CoV-2. 

Vaccine của CanSino Biologics, được phê duyệt để sử dụng trong quân đội Trung Quốc, là một phiên bản nâng cấp của adenovirus loại 5, hay còn gọi là Ad5. CanSino hiện đang đàm phán để được phê duyệt ở một số quốc gia trước khi hoàn thành các thử nghiệm quy mô lớn - thông tin được Wall Street Journal đưa tin vào tuần trước. 

Một loại vaccine từ Viện Gamaleya của Moscow, được Nga phê duyệt vào đầu tháng này, mặc cho chưa thực hiện thử nghiệm giai đoạn III, cũng được phát triển dựa trên Ad5 và một loại virus adenovirus thứ 2 ít phổ biến hơn. 

Cả hai nhà phát triển là CanSino và Viện Gamaleya đều có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển vaccine và đã phê duyệt vaccine ngừa Ebola được nghiên cứu dựa trên Ad5. 

Từ nhiều thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm vaccine dựa trên Ad5 để chống lại nhiều căn bệnh truyền nhiễm nhưng chưa có loại nào được sử dụng rộng rãi. Họ sử dụng virus vô hại làm “vật trung gian” để chuyển gen từ virus đích - trong trường hợp này là SARS-CoV-2 mới vào tế bào người, thúc đẩy phản ứng miễn dịch để ngừa virus thực sự. Nhưng về bản chất, nhiều cơ thể lại có sẵn kháng thể chống lại Ad5 khiến hệ thống miễn dịch tấn công Ad5 thay vì phản ứng với SARS-CoV-2, làm giảm hiệu quả của vaccine. 

Anna Durbin, một nhà nghiên cứu vaccine tại ĐH Johns Hopkins nhận xét: Tôi cảm thấy lo ngại với Ad5 vì hiện nay đã có rất nhiều người có khả năng miễn dịch trước virus cảm cúm thông thường. Tôi không chắc chiến lược của họ là gì… Có lẽ loại vaccine này sẽ không đạt được 70% hiệu quả. Nó có thể chỉ dừng lại ở mức hiệu quả 40%. Tuy nhiên, trước mắt, điều đó vẫn tốt hơn là chẳng có gì, cần "cầm chừng” cho đến khi các loại vaccine khác xuất hiện. 

Vaccine ngừa Covid-19 hiện rất cần thiết để chấm dứt đại dịch đã cướp đi sinh mạng của hơn 845.000 người trên toàn thế giới. Viện Gamaleya cho biết phương pháp tiếp cận hai loại virus của họ sẽ giải quyết vấn đề về miễn dịch Ad5. 

Tiến sĩ Zhou Xing từ ĐH McMaster của Canada, người đã từng làm việc với CanSino về vaccine dựa trên Ad5 đầu tiên cho bệnh lao vào năm 2011, lại bày tỏ quan ngại rằng, liều lượng cao của Ad5 trong vaccine có thể gây ra phản ứng sốt cao. 

“Vaccine dựa trên Ad5 có thể mang lại khả năng miễn dịch tốt cho những người không có kháng thể với Ad5 nhưng lại có rất nhiều người đã tự sản sinh ra kháng thể khi tiếp xúc với Ad5 trước đây”, Tiến sĩ Hildegund Ertl, Giám đốc Trung tâm vaccine Viện Wistar ở Philadelphia (Mỹ) nhận định. 

Ở Trung Quốc và Hoa Kỳ, khoảng 40% người dân có lượng kháng thể cao do đã từng tiếp xúc với Ad5. Riêng ở châu Phi, con số này có thể lên đến 80%, các chuyên gia cho biết. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…