Năm 2018: có 1.778 dự án chậm tiến độ

Qua kiểm tra, trong năm 2018 đã phát hiện 25 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư; 54 dự án vi phạm về quản lý chất lượng; 422 dự án có thất thoát, lãng phí; 450 dự án phải ngừng thực hiện.
Năm 2018: có 1.778 dự án chậm tiến độ

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2018 cho biết, vẫn còn rất nhiều dự án sử dụng vốn nhà nước có vi phạm, gây thất thoát, lãng phí.

Cụ thể, năm 2018 các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành kiểm tra 15.639 dự án, chiếm 27,8% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ, tổ chức đánh giá 22.265 dự án, chiếm 39,57%.

Qua đó, phát hiện 25 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư; 54 dự án vi phạm về quản lý chất lượng; 422 dự án có thất thoát, lãng phí; 450 dự án phải ngừng thực hiện.

Các địa phương có nhiều dự án gây thất thoát, lãng phí như tỉnh Bắc Giang - có 196 dự án, tiếp đó là Phú Thọ - có 111 dự án, Quảng Ngãi - có 58 dự án. 

Các dự án có thất thoát lãng phí chủ yếu là các chi phí không hợp lý, được phát hiện trong giai đoạn thanh, quyết toán, kiểm toán. Đây mới chỉ những con số được công bố dựa trên báo cáo chưa đầy đủ của các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty 91.

Trong năm 2018, có 56.567 dự án sử dụng vốn nhà nước thực hiện đầu tư. Trong đó, có 23.618 dự án chuyển tiếp, chiếm 41,8%; 32.949 dự án khởi công mới, chiếm 58,2%.

Ngoài ra, có 30.521 dự án kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng, chiếm 54% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là, trong số các dự án kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng, có 245 dự án có vấn đề về kỹ thuật, không có hiệu quả.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2018 tổng hợp có 1.778 dự án chậm tiến độ, chiếm 3,1% số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ (trong đó số dự án nhóm A là 32 dự án, nhóm B là 382 dự án, nhóm C là 1.364 dự án). 

Các nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu là do công tác giải phóng mặt bằng (863 dự án, chiếm 1,5% số dự án thực hiện trong kỳ); do thủ tục đầu tư (372 dự án, chiếm 0,7% số dự án thực hiện trong kỳ); do bố trí vốn không kịp thời (278 dự án, chiếm 0,49% số dự án thực hiện trong kỳ); do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu (142 dự án, chiếm 0,25% số dự án thực hiện trong kỳ) và do các nguyên nhân khác (759 dự án, chiếm 1,34%  số dự án thực hiện trong kỳ).

Trong năm 2018, cũng đã có tới 2.434 dự án thực hiện đầu tư trong năm phải điều chỉnh, chiếm 4,3% tổng số dự án thực hiện trong kỳ.

Trong đó, chủ yếu là các dự án phải điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư (1.147 dự án, chiếm 2% số dự án thực hiện trong kỳ); điều chỉnh tiến độ đầu tư (881 dự án, chiếm 1,58% số dự án thực hiện trong kỳ); điều chỉnh vốn đầu tư (798 dự án, chiếm 1,4% số dự án thực hiện trong kỳ); điều chỉnh do các nguyên nhân khác (790 dự án, chiếm 1,37% số dự án thực hiện trong kỳ). 

Tổng số vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản trong năm là 12.050 tỷ đồng. Số nợ đọng xây dựng cơ bản còn lại là 12.554 tỷ đồng. 

Một số đơn vị còn nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn, như Hà Giang (709 tỷ đồng), Thái Nguyên (2.035 tỷ đồng), Phú Thọ (1.463 tỷ đồng), Hòa Bình (111 tỷ đồng), Bắc Giang (124 tỷ đồng)...

>>11 dự án chậm tiến độ của ngành công thương được bàn giao sang "Siêu uỷ ban"

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...